Trước khi qua đời, Tư Mã Ý căn dặn con cháu làm "4 không": Đúng là cao thủ!
Trước khi qua đời, Tư Mã Ý căn dặn con cháu làm "4 không": Đúng là cao thủ!
Thứ hai, ngày 10/01/2022 16:32 PM (GMT+7)
Cả đời "nhẫn" để chờ thời làm nên nghiệp lớn, không ngờ trước khi qua đời, Tư Mã Ý lại căn dặn con cháu di nguyện này, trở thành bí ẩn thách thức người đời hàng nghìn năm.
Trong những năm cuối thời nhà Đông Hán, nhiều chư hầu nổi lên tranh cứ, nhưng duy chỉ có ba thế lực Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô là mạnh nhất, tạo thành thế chân vạc nổi tiếng.
Những cuộc chiến đẫm máu diễn ra giữa ba tập đoàn chính trị này được coi là một trong những điểm hấp dẫn nhất trong thời Tam Quốc. Dù tranh đấu cả đời, song người chiến thắng cuối cùng trên vũ đài chính trị Tam Quốc lại là Tư Mã Ý (179 – 251).
Tư Mã Ý là nhà chính trị, quân sự, đại thần của Tào Ngụy, đồng thời chính là người đặt nền móng vững chắc cho việc thành lập nhà Tấn, thay thế cho nhà Tào Ngụy và thống nhất Tam Quốc sau này. Ông còn được coi là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, thừa tướng của Thục Hán.
Tư Mã Ý cả đời cẩn trọng, "nhẫn" để làm nên nghiệp lớn, tạo nền móng vững chắc cho con cháu tạo dựng cơ đồ sau này. Sau cùng, ông qua đời vào năm 251, hưởng thọ 73 tuổi.
Tào Tháo và Tư Mã Ý thực ra có rất nhiều điểm giống nhau, đều là những người giỏi suy đoán. Lúc sinh thời, dù Tào Tháo luôn giữ Tư Mã Ý bên mình nhưng lại không giao cho ông một chức vụ quá quan trọng. Trước khi chết, Tào Tháo còn nhiều lần dặn dò con cái cẩn thận với Tư Mã Ý. Sau này, Tư Mã Ý lên nắm đại quyền, có thể thấy Tào Tháo thực sự đã nhìn thấu Tư Mã Ý rồi.
Tuy nhiên, trước khi qua đời, Tư Mã Ý, nhân vật huyền thoại, nổi tiếng mưu trí và cẩn trọng này cũng đã cẩn thận sắp xếp chuyện hậu sự của chính mình.
Di nguyện kỳ lạ của Tư Mã Ý
Trong "Tấn thư tuyên đế ký" có ghi chép một phần liên quan đến chuyện Tư Mã Ý trước khi qua đời.
Theo đó, trước khi qua đời, Tư Mã Ý đã dặn dò con cháu nhất định phải thực hiện 4 việc sau khi an táng ông.
Thứ nhất, không được phép lập bia mộ ở nơi an táng. Thứ hai, không trồng cây xung quanh. Thứ ba, càng không được chôn theo đồ bồi táng. Thứ tư, con cháu sau này cũng không được đến mộ phần bái tế ông.
Ngoài ra, tương truyền, Tư Mã Ý còn quy định, vợ cũng không được phép hợp táng cùng với ông.
Những việc này thật bất hợp lý bởi Tư Mã Ý khi đó là đại thần cốt cán, quyền cao chức trọng của Tào Ngụy. Tuy nhiên, quân sư tài ba thời Tam Quốc căn dặn con cháu thực hiện những di nguyện trên hóa ra đều có ẩn ý.
Tư Mã Ý cả đời phò tá và chịu đựng 3 đời nhà họ Tào, với tư cách là một mưu sĩ. Ông từng lập không ít công trạng cho nhà Tào Ngụy, trong đó nổi bật là việc thành công chống lại chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng phía Thục Hán.
Tuy nhiên, trong cuộc đời, dù vô cùng cẩn trọng, giấu mình chờ thời nhưng Tư Mã Ý cũng từng đắc tội với vô số người. Do đó, việc suy xét nơi chôn cất cẩn thận là việc rất quan trọng để tránh rơi vào cảnh bị kẻ địch trả thù.
Nếu sau này con cháu của Tư Mã Ý không giữ được cơ nghiệp thì việc ông có an nghỉ trong một lăng tẩm bề thế ra sao thì cũng chắc chắn không tránh khỏi kiếp nạn bị hủy thi, diệt tích. Chi bằng dàn xếp trước một số việc để được yên ổn lâu dài.
Cái chết đột ngột của kỳ phùng địch thủ là Gia Cát Lượng cũng là một gợi ý cho Tư Mã Ý trong việc đưa ra mưu kế cuối cùng trong cuộc đời của mình. Năm xưa, Gia Cát Lượng từng để lại di nguyện rằng cho mấy người khiêng quan tài của ông, dây thừng đứt ở đâu thì chôn ở đó. Quả đúng là không ai tìm được nơi an táng của Gia Cát Lượng, cho đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, Tư Mã Ý không bắt chước theo kế chôn cất ở nơi dây thừng bị đứt như Gia Cát Lượng, mà thay vào đó, ông bí mật chọn một khu đất bằng phẳng trên núi Thủ Dương, căn dặn con cháu không đắp mộ, không dựng bia, không chôn theo bất kỳ tài sản nào và đặc biệt là không cúng tế.
Di nguyện "4 không" trở thành câu đố bí ẩn
Không trồng cây xung quanh mộ để tránh gây sự chú ý. Mặt khác, vào thời tam Quốc, nạn trộm mộ hoành hành khắp nơi. Năm xưa, chính Tào Tháo đã đột nhập các lăng mộ hoàng gia để chiếm đoạt của cải bên trong làm chi phí quân sự. Do đó, việc Tư Mã Ý dặn con cháu không chôn theo bất kỳ tài sản nào cũng tránh bị những kẻ trộm liều lĩnh tìm kiếm và đột nhập.
Mưu kế của Tư Mã Ý bày ra cho sự ra đi của mình quả thực rất hiệu quả. Chính bởi ngôi mộ không có bia, không trồng cây, không chôn theo của cải và con cháu không được đến bái tế nên việc tìm kiếm quả thực chẳng khác gì "mò kim đáy bể". Hơn một nghìn năm, nơi chôn cất Tư Mã Ý ở đâu vẫn còn là một bí ẩn chưa thể giải mã trong lịch sử.
Có câu, không có tầm nhìn xa thì ắt hẳn sẽ có nỗi lo trước mắt. Nhưng đối với một người nhìn xa trông rộng như Tư Mã Ý, mọi chuyện đã được ông tính toán sắp xếp một cách cẩn thận.
Tư Mã Ý cả đời giỏi mưu tính, không ngờ đến ngay cả cái chết, ông cũng sắp xếp ổn thỏa cho sự yên nghỉ của bản thân. Quả đúng mưu kế thâm sâu, cao thủ!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.