TS Huỳnh Thế Du: Bài toán khó của Bamboo Airways trong cuộc đua với 2 ông lớn cùng ngành

Hoàng Thắng Thứ năm, ngày 26/07/2018 17:13 PM (GMT+7)
Theo TS Huỳnh Thế Du, một hãng hàng không mới như Bamboo Airways sẽ gặp nhiều thách thức bởi hàng không là ngành có lợi thế cạnh tranh kinh tế nhờ quy mô. Điều này có nghĩa khi đã có 2 ông lớn đang án ngữ, các chiến lược cạnh tranh của Bamboo Airways phải tạo ra sức cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế mà họ đang sẵn có mới có thể tạo ra vị thế trong lĩnh vực vô cùng cạnh tranh này.
Bình luận 0

img

TS Huỳnh Thế Du, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam phát biểu tại hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam”

Chia sẻ tại hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam” đang diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc tế FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), TS Huỳnh Thế Du, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam cho biết, năm 2014, số lượng người đi máy bay đã chạm ngưỡng 50% dân số thế giới lúc đó là 3,6 tỷ người. Năm 2014, tạo ra 2,7 triệu việc làm.

Không chỉ vận chuyển hành khách, ngành hàng không còn tạo ra tác động lan tỏa lớn. Trong năm 2014, ngành hàng không đã tạo ra 62,7 triệu việc làm, đóng góp 2.700 tỷ USD, chiếm gần 3% tổng GDP toàn cầu.

Năm 2014, toàn thế giới có 1.400 hãng hàng không, 26.000 máy bay thương mại, 3.900 sân bay, thực hiện trên 32,8 triệu chuyến bay thương mại trên toàn cầu. Năm 2017, ngành hàng không toàn cầu đã tạo ra doanh thu 754 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 34,2 tỷ USD, suất sinh lợi trên vốn đầu tư là 9%.

Về ngành hàng không Việt Nam, TS Huỳnh Thế Du tiếp tục đưa ra thông tin, bức tranh sơ bộ cho thấy ngành hàng không đóng góp khoảng 2% vào tổng GDP của Việt Nam năm 2017.

Tỷ phần hàng không Việt Nam hiện tại với 4 hàng không, trong đó Vietnam Airlines cộng các liên doanh chiếm khoảng 70%, Vietjet Airs chiếm 27% thị phần. Theo ước tính, trong một tương lai gần, tỷ lệ tỷ phần của Vietjet Airs có thể vượt qua Vietnam Airlines. Tuy nhiên,m cuộc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt.

“Vietjet Airs là một câu chuyện hay đối với những người ủng hộ tự do cạnh tranh. Khi thị trường có sự tham gia của tư nhân, sẽ tạo sức sống mới cho họoạt động cạnh tranh. Có thêm sự xuất hiện của những hãng hàng không mới, sự cạnh tranh này sẽ tốt hơn, nền kinh tế sẽ năng động hơn hơn”, TS Huỳnh Thế Du nhận định.

Về tiềm năng trăng trưởng của ngành hàng không, TS Huỳnh Thế Du tiếp tục chia sẻ, trong 20 năm qua, ngành hàng không đã tăng ngoạn mục, đặc biệt từ năm 2010 đến nay đã tăng đáng kể.

img

TS Huỳnh Thế Du cho rằng kế hoạch của Bamboo Airways là kịch bản tốt cho sự cạnh tranh phát triển ngành hàng không 

Đặt trong bức tranh toàn cầu, hàng không Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao so với thế giới. Trong 30 nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới giai đoạn 2011-2017, Việt Nam tăng gần 15 lần, cao nhất nhóm. Việt Nam có thị trường hàng không năng động, mức tăng trưởng ngành hàng không tương đương với Philippines.

"Tóm lại, ngành hàng không đã tăng trưởng cao trong thời gian qua, nhờ có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào ngành hàng không, giúp lĩnh vực này phát triển mạnh hơn. Hành khách so với dân số ở mức rất cao so với mức thu nhập hiện tại. Tiềm năng tăng trưởng của ngành hàng không thế giới trong khoảng 10-20 năm tới là ổn định. Nếu Việt Nam có thể đạt được mức khách hàng so với dân số như Thái Lan thì tiềm năng của ngành hàng không còn rất lớn. Thách thức và cách thức phát triển cơ sở hạ tầng, tác động lan tỏa của ngành hàng không là rất lớn", ông Huỳnh Thế Du nhấn mạnh.

Ông Du cho biết, việc phát huy vai trò của tư nhân, ví dụ kế hoạch của Bamboo Airways là kịch bản tốt cho sự cạnh tranh phát triển ngành hàng không.

Phát triển hạ tầng hàng không Việt Nam: Vai trò của Nhà Nước, vai trò tư nhân, đối tác công tư.

Tuy nhiên, ông Du cũng chỉ ra, hạ tầng hàng không Việt Nam đang có nhiều bất cập, trong đó tắc nghẽn là hiện hữu. Thực trạng này rất cần sự tham gia của tư nhân vào phát triển hàng không, và mô hình đối tác công tư là mô hình tiềm năng nhất để phát triển hàng không Việt Nam trong trương lai.

“Chúng tôi luôn ủng hộ việc cạnh tranh, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đặc biệt phát huy vai trò kinh tế tư nhân. Khi ngành hàng không Việt Nam có sự mở rộng, phát triển cho khu vực tư nhân, ví dụ như với việc Bamboo Airwaystham gia thị trường là kịch bản tốt cho sự cạnh tranh, phát triển của ngành hàng không Việt Nam.

Song tôi cũng phải thú thật, một hãng mới vào sẽ gặp nhiều thách thức bởi đây là ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Điều này có nghĩa khi đã có 2 ông lớn đang án ngữ cổng rồi, các chiến lược cạnh tranh phải tạo ra sức cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế mà chúng ta đang sẵn có mới có thể tạo ra vị thế trong lĩnh vực vô cùng cạnh tranh này”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem