TS Nguyễn Đình Cung

  • Có rất nhiều cơ hội từ các hiệp định EVFTA và CPTTP, nhưng chỉ khi nào chúng ta phát triển được các doanh nghiệp (DN) tư nhân trong nước lớn mạnh lên thì mới tận dụng được các cơ hội đó cho người Việt Nam. Và nếu muốn thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong nước thì phải cởi trói cho họ, đừng ràng buộc nhiều quá…
  • “Một vấn đề có thể có 3 – 4 bộ cùng quản. Nhiều khi đúng với Bộ này nhưng sai với Bộ khác, đúng với Thông tư này vẫn có thể sai với Thông tư khác. Cho nên thực thi chính sách của Việt Nam là sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng, tùy thuộc vào tâm trạng của người thực thi”, TS. Nguyễn Đình Cung nhận xét.
  • Trả lời câu hỏi: “Vì sao Việt Nam vẫn chưa trở thành hổ, thành rồng như các nước Đông Bắc Á?”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, do không có đội ngũ công chức hành chính tinh hoa nên không thể vận hành hiệu quả mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, nhằm hiện thực hóa chương trình công nghiệp hóa đất nước. 
  • Theo TS. Nguyễn Đình Cung, chúng ta muốn kinh tế tư nhân phát triển nhưng vẫn muốn kiềm toả nó. Doanh nghiệp Việt Nam vì vậy không thể phát triển được. Số đông luôn ở trong tâm trạng không muốn lớn, số ít muốn lớn thì đại đa số họ không lớn lên được. Khi doanh nghiệp không muốn lớn hoặc không thể lớn thì không thể nói môi trường kinh doanh lành mạnh.
  • “Một mô hình kinh doanh du lịch nhỏ phải xin phép 6 tháng, đi đến đâu vướng đến đấy, ngăn cản đổi mới sáng tạo. Ứng xử với nó theo tôi là đừng lo quản lý, cứ để dân làm. Không phải nhà nước biết đến đâu quản đến đấy, mà quản lý phải vì phát triển. Startup sẽ tin rằng khó khăn của mình sẽ được giải quyết”, TS. Nguyễn Đình Cung đưa ra lời khuyên.
  • “Một mô hình kinh doanh du lịch nhỏ phải xin phép 6 tháng, đi đến đâu vướng đến đấy, ngăn cản đổi mới sáng tạo. Ứng xử với nó theo tôi là đừng lo quản lý, cứ để dân làm. Không phải nhà nước biết đến đâu quản đến đấy, mà quản lý phải vì phát triển. Startup sẽ tin rằng khó khăn của mình sẽ được giải quyết”, TS. Nguyễn Đình Cung đưa ra lời khuyên.
  • “Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế rất kém năng động. Chính vì thế, chúng ta không có ngành nghề mới. Thể chế vẫn làm theo quy định, tiến theo quy trình. Với cách quản lý đó đã làm triệt tiêu hết sự sáng tạo cần thiết. Trong khi đây là nguồn lực lớn nhất hiện nay", TS. Nguyễn Đình Cung nói.
  • “Một công chức có thể bắt bẻ người dân, DN vì một câu, chữ nào đó mà viết hoa, viết thường đều được. Lúc viết hoa thì họ bảo về viết thường, lúc viết thường họ lại bảo về viết hoa. Tới dấu chấm, phẩy, lúc này họ bảo chỗ đó đặt dấu chấm cũng phải sửa... gặp cán bộ mới xong. Sửa như vậy là cố tình tạo ra sự hàng rào kỹ thuật để gây khó dễ, mục đích cuối cùng là tư lợi”, TS. Nguyễn Đình Cung nhận định.
  • Nhắc tới vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, bộ máy quản lý phía trên phải tiếp tục nóng lên. Phải tạo điều kiện để doanh nghiệp dùng nguồn lực nhằm tồn tại trên thương trường chứ đừng để họ lo chiến đấu với điều kiện kinh doanh.
  • “Dự án cao tốc 34.000 tỷ vừa thông xe đã hỏng, chỉ tuyên bố là đã có chỉ đạo chỉ rút kinh nghiệm thì nhẹ quá. Cứ rút kinh nghiệm liên tục như vậy, căn bệnh của đầu tư công không thể rút được”, TS.Nguyễn Đình Cung bức xúc.