Quân đội Nga không ít lần khiến ông Putin tự hào (ảnh: SCMP)
Cho dù là đóng quân gần biên giới Ukraine hay di chuyển xe tăng, tên lửa trên khắp lãnh thổ, quân đội Nga đều khiến thế giới phải chú ý, New York Times bình luận.
Khi ông Putin nắm quyền Tổng thống vào năm 2000, quân đội Nga bị Mỹ đánh là “đông nhưng không mạnh”, giống như một “chiếc thùng rỗng” mà thứ đáng chú ý nhất là lớp vỏ với vũ khí hạt nhân.
Theo tờ báo Mỹ, sĩ quan cao cấp của Nga khi đó phải sống trong những khu nhà xập xệ còn lính nghĩa vụ không được huấn luyện, trang bị đầy đủ. Chỉ riêng việc bảo đảm kinh phí duy trì hoạt động của đội tàu ngầm hạt nhân cũng đủ khiến Nga chật vật. Thời hậu Liên Xô, quân đội Nga bị lãng quên, không được đánh giá cao trong xếp hạng thế giới.
Tuy nhiên chỉ sau 2 thập kỷ, quân đội Nga đã “lột xác” hoàn toàn, trở thành lực lượng đủ sức răn đe Mỹ, NATO. Suốt 20 năm nắm quyền, Tổng thống Putin luôn chú trọng đầu tư cho quân đội, giờ ông đã nhận được “trái ngọt”.
“Putin là người dám nghĩ lớn. Từ cuộc khủng hoảng biên giới Ukraine, có thể thấy Nga dưới thời Tổng thống Putin sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự để ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Mỹ, NATO”, Dmitri Trenin – giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow – nhận xét.
Với hơn 1 triệu quân và hàng loạt vũ khí tối tân, Nga sở hữu một trong những đội quân mạnh nhất thế giới. Kho vũ khí hạt nhân của Nga lớn thứ 2 thế giới và nước này cũng có lượng tên lửa đạn đạo khổng lồ. Tên lửa xuyên lục địa Sarmat và tên lửa hành trình Burevestnik là 2 vũ khí khiến ông Putin tự hào và khoe rằng “bất khả chiến bại”.
Đầu năm 2022, quân đội Nga đã công bố một loạt các cuộc tập trận ở Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải và nhiều nơi khác.
Sức mạnh quân đội Nga (ảnh: Reuters)
Với tư duy mới, quân đội Nga ngày càng giảm phụ thuộc vào lính nghĩa vụ, chuyển hướng sang tinh gọn với khoảng 400.000 quân nhân chuyên nghiệp. Điều này giúp Moscow tiết kiệm chi phí, hiện đại hóa khí tài và tăng đáng kể đãi ngộ cho quân nhân. Cuối năm 2021, ông Putin tiết lộ một trung úy Nga có mức lương khoảng 1.000 USD/tháng.
Sự “hồi sinh” của quân đội giúp ông chủ Điện Kremlin liên tiếp gặt hái thành công trên trường quốc tế trong vài năm gần đây. Năm 2008, Nga đã đánh bại quân đội Gruzia chỉ trong 5 ngày.
Năm 2014, các lực lượng đặc biệt đã giúp Điện Kremlin chiếm Crimea từ Ukraine trong một chiến dịch quân sự gần như không đổ máu
Năm 2015, Nga tấn công nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Sự xuất hiện của Nga giúp chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad lật ngược thế cờ, giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực.
“Thật xấu hổ nhưng phải thừa nhận rằng tôi hoàn toàn bất ngờ khi tên lửa Kalibr của Nga phóng từ biển Caspian lại đánh trúng mục tiêu ở Syria. Tôi thậm chí không biết chúng tồn tại”, tướng Ben Hodges – cựu chỉ huy lực lượng lục quân Mỹ ở châu Âu – nói về vũ khí Nga.
Khí tài tiên tiến của Nga tại một lễ duyệt binh (ảnh: CNN)
Từ năm 2021, “đội quân 100.000 người” mà phương Tây cáo buộc Nga điều tới gần biên giới Ukraine chưa nổ bất kỳ phát súng nào, nhưng đã giúp ông Putin gây sức ép, khiến Kiev gặp khó khi muốn gia nhập NATO.
“Các đợt điều động lực lượng liên tục thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu đáng kinh ngạc của quân đội Nga khi gây sức ép với Ukraine và phương Tây. Chỉ vũ khí hạt nhân thôi là không đủ để làm điều đó”, Pavel Luzin – chuyên gia phân tích an ninh có trụ sở tại Moscow – nhận định.
Tiếng súng rộ lên ở miền đông Ukraine khi Nga vừa rút quân
Tiếng súng, pháo kích vang lên ở miền đông Ukraine ngay sau khi Nga thông báo rút một số lực lượng gần biên giới giữa hai nước, báo hiệu căng thẳng Kiev – Moscow chưa thể hạ...
Bấm xem >>
Vui lòng nhập nội dung bình luận.