Từ chiếc túi xách hơn 73 triệu đồng bị mất…
Chị Ngọc Yên – du khách tham quan Bà Nà Hills - vừa ngồi đếm lại tiền vừa kể chuyện, gương mặt chưa hết lo lắng: “Năm ngoái, cả gia đình tôi đi Malaysia chơi, chị gái tôi vừa để cái túi bên cạnh, loáng cái bị mất. Hồi đó, chuyến du lịch dở dang vì mất hết tiền, passport. Lúc nãy khi phát hiện mất túi xách ở Bà Nà Hills, chị tôi cứ nghĩ rồi cũng giống như hồi ở Malaysia...”.
Chị Ngọc Yên nhận lại tài sản. Ảnh: P.T
Chiều 8.8, chị Yên và gia đình tham quan Khu du lịch Bà Nà Hills Mountain Resort. Hai con chị vì mải chụp hình và trò chuyện nên để quên túi xách tại sảnh khách sạn. Trong túi xách có tổng số tài sản lên đến hơn 73 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ tùy thân, vé máy bay. May mắn cho gia đình chị, khi nhân viên an ninh của khách sạn phát hiện ra chiếc túi, thông báo với bộ phận Chăm sóc khách hàng và chiếc túi đã tìm được chủ nhân của nó.
Chuyện nhân viên Bà Nà Hills trả đồ thất lạc cho du khách là chuyện xảy ra hàng ngày. Bà Nà Hills có hẳn một tủ đồ thất lạc chờ tìm lại chủ nhân. Tháng nào, tuần nào Khu du lịch cũng có nhân viên được khen thưởng vì nhặt được của rơi trả người đánh mất.
… đến lòng thiện lan tỏa
Những hành động nhân văn tự nó có sức lan tỏa rất lớn. Bởi chẳng phải chỉ người Bà Nà làm việc tốt, mà du khách cũng bị cái tinh thần nhân văn đó “thu phục”, và chính họ lại trở thành người trả lại tài sản cho du khách khi nhặt được của rơi.
Trường hợp của một du khách Hàn Quốc ở Bà Nà là một ví dụ. Lúc 16 giờ 10 ngày 23.7, vị khách này nhặt được 1 ví da nữ màu nâu tại cổng thành Làng Pháp. Phát hiện bên trong ví có tới gần 14 triệu đồng và nhiều giấy tờ quan trọng, vị khách này nhanh chóng thông báo cho nhân viên.
Ngay lập tức, Tổ trưởng Phòng An ninh Nguyễn Đình Thảo đã tiếp nhận và phát tin tìm kiếm chủ nhân tài sản thất lạc trên toàn bộ khu du lịch. 20 phút sau khi nhận chiếc ví từ vị khách Hàn Quốc, tài sản đánh rơi đã được trao trả lại cho chủ nhân là chị Nguyễn Thị Phương Khanh, trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Cổ tích giữa đời thường
Chị Nguyễn Thị Phương Khanh nhân lại ví tiền bị rơi. Ảnh: P.T
Một du khách đã gửi đến chúng tôi những câu chuyện “cổ tích” mà người này chứng kiến được trong những lần tham quan Bà Nà Hills: Một cậu bé nghèo quê ở Tiền Giang tên Danh, ba mẹ chia tay, cậu ở với bà ngoại. Học lớp 8 Danh đã phải bỏ học, mẹ cậu làm thợ nên không đủ tiền. Hai bà cháu đến Bà Nà cùng với đoàn phật tử hơn 80 người, trong đó có những thầy chùa và phật tử đã lên cáp.
Đoàn đã đi đến ngày thứ tư, hai bà cháu không có tiền mua vé nên chờ ở đảo dừa, thấy cháu tần ngần đi ra đi vào, có chú trong đoàn thương tình cho một vé, thế nào lại rơi mất. Kết thúc có hậu của câu chuyện về Danh: Cả hai bà cháu được các nhân viên ở Bà Nà Hills mời lên cáp treo.
Giữa cái nắng rực rỡ tràn trên mỗi bậc thang lối đi lên khách sạn Morin, một cô gái còn trẻ, chân đi đất, đang loay hoay với đôi dép cách đó chỉ chừng 20cm. Xỏ dép, vốn là một việc vô cùng đơn giản, nhưng với đôi chân của cô, dù có chiếc nạng giúp sức, cũng chẳng dễ chút nào. Một người đàn ông xuất hiện. Rất nhanh và thật nhẹ nhàng, anh mỉm cười nhặt từng chiếc dép, đỡ cô khỏi ngã rồi cẩn trọng xỏ từng chiếc dép vào đôi bàn chân không lành lặn. Cô gái cười ấm áp, cảm ơn anh, bước tiếp về phía những vườn hoa, những lâu đài và mây ngàn trên đỉnh Bà Nà. Cô cũng kịp thấy trên ngực áo anh có cài bảng tên ngay dưới dòng chữ thêu “Bà Nà Hills”. Người đàn ông vẫn còn đứng lại chỗ cũ, hướng mắt nhìn theo cô thêm một đoạn dài, rồi lại rảo bước thật nhanh tiếp tục công việc của mình.
“Tôi không có ý định đi góp nhặt những câu chuyện rất đời như thế ở Khu du lịch Bà Nà Hills. Nhưng bởi tôi cũng là một du khách, và tôi cảm thấy ấm lòng trước những câu chuyện đầy tinh thần con người như thế. Thiết nghĩ, cảnh sắc của một khu du lịch đương nhiên là lý do chính để du khách tìm đến, nhưng sự tận tình, chu đáo, và con người của khu du lịch đó mới chính là động lực khiến họ cứ muốn quay trở lại nơi ấy nhiều lần. Và Bà Nà Hills đang làm rất tốt điều đó” – vị du khách kết luận.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.