Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam (NDVN) 2017 – 2018 là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình Tự hào NDVN 2018. Năm nay, 7 tác giả đoạt giải cao nhất còn được nhận bằng khen của Bộ NNPTNT.
Nhiều nét mới độc đáo
Sáng 5.10, đánh giá về những nét mới của giải năm nay, ông Trần Bá Dung- Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Ban Giám khảo nhấn mạnh: Qua 5 năm đồng hành cùng cuộc thi, điều chúng tôi tâm đắc nhất chính là mỗi năm quy mô tổ chức lại lớn hơn, hoành tráng hơn. Ví như năm nay, đã có tới 1.500 tác phẩm gửi về tham dự.
Điểm mới thứ 2 chính là sự phong phú về mặt nội dung, đề tài, cách thể hiện, đặc biệt các tác phẩm đoạt giải đều bám rất sát các tiêu chí của Chương trình bình chọn Tự hào NDVN. Đây cũng là điểm mới mà không phải năm nào cũng có. Để chọn ra 11 tác phẩm trao giải, Ban Giám khảo đã tiến hành tuyển chọn, đánh giá qua 3 vòng hết sức nghiêm túc, khách quan và đảm bảo chất lượng chuyên môn.
“Tuy nhiên, điều tôi tâm đắc nhất là những nhân vật trong bài viết, chính là những người - nông dân của chúng ta ngày càng hiện đại hơn. Vẫn là làm ruộng, quanh năm gắn bó với con lợn, con gà, với cây lúa cây bưởi nhưng họ không còn chân lấm tay bùn nữa, mà họ làm giàu bằng trí tuệ, máy móc hiện đại, đặc biệt ngày càng nhiều người trẻ tham gia làm nông nghiệp” - ông Dung nhận xét.
Các tác giả đoạt Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2017 - 2018. ảnh: Đàm Duy
Theo ông Dung, “11 tác phẩm đoạt giải đều có tính phát hiện, văn phong hay, hấp dẫn; quan trọng nhất là nhân vật có ảnh hưởng tới cộng đồng hay không. Ví dụ nhân vật đó tạo được việc làm cho bao nhiêu người, tham gia liên kết hay không, đây chính là yếu tố “đánh bại” mọi tiêu chí khác.
“Và cuối cùng, tôi càng thêm khâm phục những người nông dân ham học, ham làm giàu, nhất là câu chuyện về ông Đoàn Văn Khanh ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong bài viết đoạt giải Nhất (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh “bao đồng” việc làm giàu), người đã quyết định đi học dược nhưng không phải về làm hiệu thuốc mà để “rửa oan” cho cây bưởi trước thông tin ăn bưởi bị ung thư vú. Khi đọc đến chi tiết này tôi rất xúc động” – ông Nguyễn Bá Dung nói thêm.
Giải báo chí có cái tên thật đẹp
Phát biểu tại buổi lễ trao giải, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng
Đối tượng phản ánh trong các tác phẩm dự thi năm nay rất phong phú, không chỉ bó hẹp ở một chân dung điển hình mà đó còn là những hợp tác xã kiểu mới làm ăn hiệu quả, những mô hình tổ - đội hợp tác, là những nhóm người cùng say mê làm nông nghiệp...
Văn phong, cách thể hiện của các tác giả cũng rất hấp dẫn và đầy chất thơ, chứ không bình bình, nhàm chán như nhiều bài viết về gương người tốt, việc tốt lâu nay”.
Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt
|
ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc Tự hào NDVN cho biết: “Giải báo chí này có một cái tên rất đẹp: Tự hào NDVN. Chúng ta ở đây có nhiều người sinh ra từ nông thôn, là con của nông dân nên đều biết ơn, tự hào về những người nông dân Việt Nam đã làm ra lương thực, thực phẩm nuôi sống chúng ta, góp phần phát triển nền nông nghiệp đất nước. Với ý nghĩa đó, xin chúc mừng Báo NTNN đã có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức giải, chất lượng giải ngày càng được nâng cao, gây được uy tín, tiếng vang trong làng báo”.
“Giải báo chí toàn quốc Tự hào NDVN cũng là giải báo chí duy nhất cho đến nay viết về chân dung những người nông dân tiêu biểu. Với thành công này, tôi tin tưởng chắc chắn các mùa giải tiếp theo trong khuôn khổ phối hợp của hai bên sẽ tiếp tục gặt hái những kết quả tốt đẹp hơn. Cả nước hiện có 3,5 triệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đang đợi các nhà báo, các tác giả tiếp tục phát hiện và khắc họa qua các bài viết” – ông Lợi bày tỏ.
Được trao giải Nhất và là 1 trong 7 tác giả đoạt giải cao nhất được Bộ NNPTNT trao bằng khen, nhà báo Uông Thị Bích Ngọc (Tuổi trẻ Thủ đô) hồi hộp chia sẻ: “Tôi thực sự rất xúc động khi biết mình được giải cao nhất, nhưng càng vui hơn khi hôm nay, đứng trên sân khấu nhận giải, tôi được gặp lại nhân vật của mình. Bản thân bác Đoàn Văn Khanh, cách nói chuyện của bác đã rất sinh động, tôi chỉ là người chắp bút, sắp xếp lại câu chuyện của bác. Để có được tác phẩm báo chí hay, tôi nghĩ công đầu vẫn là ở nhân vật của mình – người làm nên chất liệu của tác phẩm”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.