Tủ thuốc trong vườn nhà

Thứ bảy, ngày 11/08/2012 20:30 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Không có tiền, không có hiểu biết tối thiểu về y tế, không có một hệ thống bệnh xá, bệnh viện hoàn chỉnh, mắc bệnh người nông dân chỉ còn biết “vái tứ phương” dù trước mặt họ là ông lang băm hay một gốc cây cổ thụ có cắm bát hương...
Bình luận 0

Hệ thống trạm xá thôn xã và ngay cả bệnh viện huyện vẫn chưa tạo dựng được lòng tin của người bệnh địa phương. Người nông dân xưa nay vẫn quen dùng thuốc Nam cây nhà lá vườn. Một nồi xông cho cơn sốt, một nhát gừng nướng cho cơn đau bụng khan hay bát nước tiểu trẻ con cho cơn đột quỵ (phải gió, trúng phong).

Dù có dùng thì cũng lấy làm bất đắc dĩ, uống bát nước lá mà lòng vẫn hướng về những vị thuốc Bắc đắt tiền. Thực ra, bài thuốc của ta và những vị thuốc có trên đất ta, dược lực có thể yếu hơn nhưng lại rất thích hợp với thể tạng, cơ địa của người Việt, biết dùng kịp thời thì còn tác dụng tốt hơn thuốc Bắc. Trên quan điểm khoa học, Nam dược (thuốc của ta) sinh ra là để chữa bệnh cho người nước ta. Đất nào thuốc nấy.

Chính vì sự sùng bái “thuốc ngoại” (ở đây là thuốc Bắc) mà dân ta rất dễ tự mình đút đầu vào cáp thòng lọng “thầy Tàu” hiện đang nhan nhản khắp nơi mọi chỗ, khó kiểm soát nổi! Người ta không biết rằng, một chú sinh viên học ở Bắc Kinh, thông làu chữ Hán nhưng chưa chắc đã đọc, chưa nói đến nghiên cứu sách của Hoa Đà, Trọng Cảnh.

Cái áo không làm nên thầy tu. Bác sĩ Tàu không có nghĩa là giỏi Đông y! Hãy đi từ thuốc Nam, từ mảnh vườn quanh nhà để tự chữa bệnh ngay từ khi bệnh còn mới phát. Nhiều người vì không biết nấu nồi nước xông mà biến một ca cảm cúm thường thành trọng bệnh! Có trạm xá xã, có bệnh viện đa khoa trung ương, nhưng trước hết làm sao ai cũng có một “tủ thuốc” trong vườn nhà! Và một niềm tin vào cây thuốc nước ta!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem