Không chỉ có công dụng để làm đẹp, chữa bệnh hay chế biến các món ăn ngon, những chậu nha đam xinh xắn còn có công dụng làm sạch không khí một cách hiệu quả và giúp ngôi nhà của bạn trở nên đẹp hơn.
Bước 1: Chọn giống
Tách một nhánh lá từ một cây nha đam khỏe mạnh.
Bạn có thể chọn một cây nha đam khỏe mạnh, mập mạp và tách ra một nhánh lá từ thân cây chính. Do nha đam là loại cây cực kỳ dễ sống nên bạn không cần phải mua hạt giống mới có thể trồng được thành một cây nha đam mới.
Bước 2: Chuẩn bị chậu và đất trồng cây
Cần chuẩn bị một chậu cây có lỗ ở phía dưới để thoát nước cho cây.
Có thể dùng một mảnh sành để như trên hình để đất không bị rơi ra ngoài mà khi tưới cây nước vẫn thoát ra được.
Trộn tỷ lệ đất trồng cây gồm tro trấu : phân hữu cơ (phân bò hoai hay phân trùn quế) : xơ dừa : trấu sống với tỷ lệ là 2:1:0,5:1. Sau khi trộn đều thì gom thành đống đậy kín ủ lại trong thời gian 15-20 ngày mới đem ra trồng.
Trường hợp có tro trấu và phân hữu cơ đã qua sử dụng có thể trộn thêm ít phân trùn quế là có thể dùng được ngay.
Đặt lá nha đam nằm ngang, chôn một phần của lá nha đam xuống dưới nước, phần gân xương lá hướng lên trên.
Bước 3: Tưới nước
Khi tưới nước cho chậu cây nha đam cần chú ý tưới vừa nước. Nếu tưới nhiều nước, chậu cây khó thoát nước sẽ khiến lá nha đam bị úng.
Đặc biệt, không nên để nha đam chưa nhú rễ ngoài trời mưa sẽ khiến cây bị úng và thối. Để chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời, nhưng không quá gắt. Sau 2 tuần, mầm nha đam sẽ nhú lên từ lá nha đam.
Bước 4: Chăm sóc cây nha đam
Nha đam khá dễ sống nên bạn không cần quá lo lắng vấn đề chăm sóc cho cây.
Chỉ cần thỉnh thoảng tưới cho cây một chút nước và để nơi có nhiều ánh sáng. Chỉ sau 2 tháng, nha đam sẽ mọc lên thành bụi.
Và khi đó các bạn có thể sử dụng nha đam để làm đẹp, nấu nướng hay trị bệnh.
Đặc biệt khi sử dụng bạn cần chú ý chỉ nên sử dụng phần ruột của lá nha đam thôi nhé, vì phần lá xanh ở bên ngoài có thể gây ngộ độc cho người dùng đó.
(Ảnh nguồn: Wikihow, Gardenista)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.