Tướng Mỹ thăm Việt Nam từng chỉ huy Lữ đoàn “khủng” cỡ nào?

Minh Nhân (tổng hợp) Thứ sáu, ngày 15/08/2014 08:35 AM (GMT+7)
Đại tướng Martin Dempsey, hiện nắm cương vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Năm 1991, ông từng được bổ nhiệm làm người lãnh đạo Lữ đoàn thiết giáp số 3 thuộc Sư đoàn thiết giáp số 3, một trong những đơn vị chủ lực tham gia chiến dịch Bão Táp Sa Mạc nổi tiếng.
Bình luận 0

Lữ đoàn thiết giáp số 3 này vốn là một trong những đơn vị trực thuộc Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 của quân đội Mỹ, được thành lập khoảng năm 1941 và đóng vai trò chủ lực trong Thế chiến 2 ở mặt trận Châu Âu. Khi cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh năm 1990-1991 diễn ra, Sư đoàn Tăng thiết giáp số 3 của Mỹ đã được điều động tới tham chiến trong chiến dịch được gọi là Bão Táp Sa Mạc.

img

Xe tăng M1A1 được xem là kỳ phù địch thủ của tăng T-72 trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Wikipedia

Trong đó Lữ đoàn thiết giáp số 3 gồm Tiểu đoàn số 2, Trung đoàn thiết giáp số 67; Tiểu đoàn số 4 và Tiểu đoàn số 5, Trung đoàn bộ binh số 18. Vũ khí chính cho Lữ đoàn thiết giáp là loại xe tăng M1 và M1A1.

Theo tác giả Steven Zaloga trong cuốn sách “M1 Abrams vs T-72 Ural: Operation Desert Storm 1991” cho biết, tới năm 1991, quân đội Mỹ đã triển khai 1.956 xe tăng M1A1 tới Ả-rập Xê út, gồm 733 xe tăng M1A1 và 1.233 xe tăng phiên bản M1A1HA, cộng với 528 xe tăng M1 trước đó.

Xe tăng M1A1 là phiên bản cải tiếng của xe tăng M1, một loại xe tăng chủ lực thế hệ thứ ba được Mỹ phát triển từ những năm 1980. M1A1 có tầm bắn xa hơn, có khả năng hạ thủ mục tiêu từ khoảng cách 2.500 mét. Với tầm xa này, M1A1 được đánh giá là kình địch của xe tăng T-72 có tầm bắn 2.000 mét của Liên Xô được Iraq sử dụng trong trận Bão Táp Sa Mạc.

Xe được trang bị pháo nòng trơn 120 mm M256, súng máy hạng nặng M2HB 12.7 mm và súng máy đồng trục M240 7.62mm. Xe có tốc độ tối đa trên đường bộ 72 km/h.

Loại tăng M1A1 này được sản xuất vào những năm 1985-1993, có hệ thống giáp bảo vệ đặc biệt cho tổ lái, thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập cho xa trưởng cùng hệ thống báo động, phát hiện sự cố, thiết bị lội nước sâu, báo cáo vị trí, điều khiển điện tử. Đó là những thành phần mà M1 trước đó không có.

img

Các mũi tiến công trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Wikipedia

Trong khi đấy, M1A1HA là phiên bản của M1 được sản xuất vào những năm 1988-1991 nhưng được tăng cường lớp giáp uranium nghèo tăng độ bảo vệ mạnh gấp 2 lần so với M1 nguyên bản. Những thiết kế này của xe tăng Mỹ được cho là bảo vệ hạn chế đáng kế sự tấn công của các tên lửa Scud (do Liên Xô sản xuất) có trong tay quân đội Iraq.

Bên cạnh trang bị xe tăng, Lữ đoàn thiết giáp số 3 với Tiểu đoàn bộ binh còn được trang bị pháo tự hành 155 mm và pháo phòng không. Các đơn vị thuộc Sư đoàn cũng có sự phối kết hợp với các đơn vị thuộc các lữ đoàn khác của Sư đoàn Thiết giáp số 3 tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, Lữ đoàn tăng thiết giáp số 3, thuộc Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 của quân đội Mỹ trong trận chiến sa mạc năm 1991 được trang bị các vũ khí khá tốt. Chính vì thế nó đã giúp cho đơn vị này giành được chiến thắng trên chiến trường trong chiến dịch Bão táp sa mạc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem