Tuyên Quang: Vùng đất này dân trồng thứ xây thẳng tuồn tuột, cả năm chả phải chăm mà vẫn thu lãi đều

Thái Bảo (Cổng TTĐT huyện Na Hang) Thứ tư, ngày 10/02/2021 19:01 PM (GMT+7)
Bằng sự nhạy bén trong việc lựa chọn các giống cây trồng mới phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện canh tác tại địa phương, ông Bàn Dùn Phụng, thôn Nà Lạ, xã Sơn Phú (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) đã mạnh dạn đầu tư trồng tre Bát Độ lấy măng, đem lại nguồn thu nhập cao cho hộ gia đình.
Bình luận 0

Măng tre là thực phẩm quen thuộc đối với con người, cây tre cũng là cây thông dụng, được sử dụng nhiều trong đời sống như: Làm thủ công mỹ nghệ, làm hàng rào... rất hữu ích cho người nông dân.

Với tính năng chịu hạn tốt, sinh trưởng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc. Năm 2010, tận dụng quỹ đất đồi, bạc màu nên ông đã đầu tư trồng 200 bụi tre Bát Độ với tổng diện tích 0,5 ha. 

Tuyên Quang: Vùng đất này dân trồng thứ xây thẳng tuồn tuột, cả năm chả phải chăm mà vẫn thu lãi đều - Ảnh 1.

Mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Sau 3 năm xuống giống, tre Bát Độ đã cho lấy măng, thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, năng suất năm sau cao hơn năm trước. 

Theo ông Phụng cho biết, việc trồng tre rất đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, chi phí thấp, hàng ngày nhờ nguồn nước tự nhiên từ các, khe suối nên tre lúc nào cũng được tươi mát. 

Hiện nay ông đã trồng hơn 4 ha tre Bát Độ lấy măng, mỗi bụi tre giữ ổn định 8-10 cây mẹ, mỗi cây mẹ cho 3-5 củ măng.

Trung bình vào mùa vụ 1 ngày gia đình ông Phụng thu hoạch được 200kg măng tươi, giá bán từ 6.000- 8.000 đồng/kg ước tích thu về khoảng 100 triệu đồng/năm.

Được biết Tre Bát Độ là giống cây trồng có từ lâu đời của địa phương, ngoài lấy măng, loại tre này còn có nhiều tác dụng khác như làm thủ công mỹ nghệ, làm hàng rào,... rất thuận tiện cho bà con nơi đây. 

Bằng ý chí vươn lên vượt qua hoàn cảnh, bản tính chất phác siêng năng, chịu khó của một người nông dân cùng với sự nỗ lực vượt lên làm ăn kinh gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo, từ nguồn thu nhập chính là cây tre lấy măng.

Hiện nay gia đình ông Phụng đã có thu nhập ổn định, cuộc sống sung túc nhờ trồng tre lấy măng. 

Bà Ma Thị Lạc, Chủ tịch hội Nông dân xã Sơn Phú cho biết: Qua mô hình trồng cây tre Bát Độ lấy măng của hộ gia đình ông Bàn Dùn Phụng có thể thấy mô hình này phù hợp với thổ nhưỡng điều kiện khí hậu của địa phương.

Trồng tre Bát Độ lấy măng cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng khác. Từ đó Hội Nông dân xã tổ chức tuyên truyền cho bà con nhân rộng mô hình trồng tre lấy măng để phát triển kinh tế địa phương.

Mặc dù số hộ trồng tre lấy măng trên địa bàn xã Sơn Phú không nhiều nhưng mô hình này đã cho thấy những ưu điểm vượt trội về hiệu quả kinh tế.

Mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng còn đóng góp tích cực trong việc phòng chống sạt lở, xói mòn đất trong mùa mưa bão. 

Ông Phụng, xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới hiệu quả, mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng tre lấy măng nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình và góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem