Nói ngay, chẳng hạn các tủ sách không mang tính hình thức, không đóng cửa dài ngày thì số người dân tới đọc trong 365 ngày của năm chắc cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không có thước đo chính xác nào, ngoài các bản báo cáo thành tích cuối năm, cho thấy những thứ “khô như ngói” đó đến được với người dân, để trở thành nhận thức trong ứng xử.
Sau vụ dàn trận “hỗn chiến bãi ngao” với sự tham gia của cả trăm người dân khiến 3 người chết, gây rúng động vừa xảy ra ở Thanh Hóa, dư luận bàng hoàng khi biết rằng việc tranh chấp đã diễn ra “từ nhiều năm trước”. Người dân hai xã của hai huyện đã đóng cọc, giăng lưới để ngăn cản, phá hoại thuyền bè của nhau. Rồi, không ít lần, họ đơn thư lên xã, huyện, thậm chí kéo nhau lên huyện yêu cầu giải quyết... Và cho đến trước cuộc hỗn chiến, việc “giải quyết” được đáp chỏn lỏn là “cơ quan chức năng đã nhiều lần can thiệp nhưng chưa giải quyết dứt điểm”! Thế nào là giải quyết dứt điểm? Bao giờ mới giải quyết dứt điểm? Đây là những câu hỏi không còn có câu trả lời nữa, hoặc câu trả lời là cái chết của 3 người dân.
Cuối năm ngoái, trong một phiên tòa ở Yên Thành - Nghệ An, 3 bị cáo Nguyễn Đình Lộc, Trần Nguyên Vương, Trần Nguyên Thảo ngay cả khi đứng trước vành móng ngựa đã “cãi đến chết” quyền bảo vệ gái làng. Ngay cả khi nhận các bản án từ 18-24 tháng tù về tội cố ý gây thương tích, có bị cáo vẫn cho rằng: “Ng là con gái xóm 10, đã có người “tán” và chỉ có người xóm 10 mới được lấy Ng làm vợ”. Ngày 10.5, hàng trăm người dân ở Nghệ An đã vây xe công an, không cho đưa những kẻ trộm chó đi cấp cứu. Và giờ, vụ hỗn chiến của dân hai xã, hai huyện với 3 nạn nhân thiệt mạng.
Những tủ sách pháp luật vắng người đọc và sự “vô tư” của những lãnh đạo cơ quan chức năng?trong việc giải quyết ngay từ đầu các vụ tranh chấp phải chăng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ từ “bảo vệ gái làng”, đến dàn trận hỗn chiến hay đòn hội đồng đến chết với những đối tượng trộm chó ở nông thôn?
Đào Tuấn
Vui lòng nhập nội dung bình luận.