Tác phẩm mang tên "Ký ức Việt Nam" của họa sĩ Mỹ Jake Keller được tạo thành từ họ tên của 58.170 lính Mỹ tử trận ở Việt Nam.
Bức tranh có tên "chúng ta đang đi về đâu?" của tác giả người Mỹ Sophia Navarro.
Bức tranh có tên "Chờ đợi Henri Kisinger" của họa sĩ Mỹ Charlie Shobe, tái hiện sự thất vọng của lính Mỹ khi chờ đợi hiệp định Paris được ký kết năm 1973. Việc đình chiến càng bị trì hoãn thì càng có thêm nhiều lính Mỹ phải bỏ mạng vô nghĩa ở Việt Nam.
Chân dung lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam: “Sinh ra để giết chóc”. Tác phẩm của Jacek Zabawa.
Bức tranh mang tên "Việt Nam" của tác giả Mỹ Alexandre được giới thiệu cùng câu nói của Ghandi: "Có gì khác biệt giữa việc giết người, làm trẻ em mồ côi, vô gia cư, dù sự tàn phá điên rồ này được đặt dưới tên gọi của chủ nghĩa toàn trị hay những mỹ từ tự do và dân chủ?".
Bức tranh của Nathan Colella thể hiện sự ám ảnh của lính Mỹ trong một cuộc chiến tranh không mong muốn.
Một bức ảnh nổi tiếng khác về chiến tranh Việt Nam được nữ họa sĩ Mỹ Sera Fima vẽ lại trên chất liệu sơn dầu trong thời kỳ chiến tranh Iraq. Tác giả bức tranh bày tỏ: "Bản chất hai cuộc chiến tranh này là như nhau. Sự chiếm đóng của chúng ta đã gây khổ đau mỗi ngày cho những dân thường vô tội. Đó là điều mà chúng ta chưa bao giờ phải trải nghiệm ở nước Mỹ".
Một bức biếm họa về chiến tranh Việt Nam được nhiều trang mạng quốc tế đăng tải, cho thấy lính Mỹ giống như những cỗ máy giết chóc.
Tác phẩm có tên "Những chiến binh quái vật trong cuộc chiến Việt Nam" của họa sĩ J. Walker.
Một bức tranh biếm họa nổi tiếng về sự phi nghĩa của hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Việt Nam.
"Hai vũng bùn, một dòng máu" là tên một bức tranh khác về đề tai hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Việt Nam của họa sĩ Mỹ Sera Fima.
Tác phẩm có tên "Quỷ dữ ở Việt Nam" của một họa sĩ Hàn Quốc.
Thanh Bình (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.