Các tỷ phú có xu hướng tránh xa các chi tiêu xa hoa hoặc lãng phí tiền của (Nguồn: Bloomberg)
Tuy nhiên, trên thực tế, hai tên gọi này có một sự khác biệt rất lớn khi xem xét “tỷ phú” và “triệu phú” dưới vai trò là một doanh nhân. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất để phân biệt tỷ phú với triệu phú:
1. Mục tiêu và hành động
Đầu tiên, điều quan trọng là phải xem xét các mục tiêu và hành động của những tỷ phú. Rất ít người có thể trở thành tỷ phú một cách ngẫu nhiên; thay vào đó, các tỷ phú có xu hướng không ngừng theo đuổi sự giàu có và từ chối thỏa hiệp để đạt được vị trí này. Hãy xem xét một doanh nhân phát triển một công nghệ khởi nghiệp sáng tạo, sau đó anh ta nhận được một lời đề nghị mua lại từ một công ty công nghệ lớn với giá 15 triệu đô la.
Đây không phải là một thương vụ hiếm có trên thị trường. Rất nhiều doanh nhân sẽ nhận lấy 15 triệu USD và làm triệu phú (sau đó có thể là nghỉ hưu sớm). Tuy nhiên, một tỷ phú đặt tầm nhìn của mình lên cao hơn, họ có thể từ chối nhận 15 triệu đô la với hy vọng đạt được điều gì đó cao hơn hoặc phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa.
2. Quy mô
Một sự khác biệt giữa “tỷ phú” và “triệu phú” nữa là quy mô hoạt động. Nếu coi lợi nhuận đến từ tính hiệu quả và tác động của doanh nghiệp tới xã hội, thì doanh nghiệp của bạn sẽ có thể mở rộng quy mô, từ đó bạn sẽ kiếm được càng nhiều tiền. Sở hữu một chuỗi nhà hàng ở một tiểu bang có thể khiến bạn trở thành triệu phú, nhưng cần tạo ra được thay đổi ở quy mô quốc tế nếu bạn muốn trở thành tỷ phú.
3. Nỗ lực không ngừng nghỉ
Các tỷ phú hiếm khi có được khối tài sản như hiện tại khi chỉ khởi dựng một doanh nghiệp duy nhất. Trong một số trường hợp, họ gặp phải thất bại nặng nề trong lần khởi nghiệp đầu tiên và áp dụng những bài học rút ra từ thất bại đó cho những nỗ lực xây dựng các doanh nghiệp mới trong tương lai. Trong các trường hợp khác, họ quyết định bán một công ty với giá vài triệu đô la, và chuyển những khoản tiền đó thành những ý tưởng khởi nghiệp lớn hơn.
4. Ngân sách và vấn đề tự kiểm soát
Một lý do khiến rất nhiều người trúng xổ số vẫn trở nên nghèo đói là thói quen và kế hoạch tài chính yếu kém, dù họ sở hữu trong tay số tiền lớn đến mức nào.
Các tỷ phú - khi họ lần đầu tiên đạt được vị thế triệu phú - có xu hướng tránh xa các chi tiêu xa hoa hoặc lãng phí tiền của, điều này giúp dễ dàng phát triển sự giàu có của họ hơn nữa và giữ lại những gì họ đã kiếm được. Một số người thậm chí còn thực hiện điều này đến mức cực đoan, chẳng hạn như Warren Buffett. Ông vẫn sống trong môt ngôi nhà cũ kỹ được mua với giá chỉ 30.000 đô la vào năm 1958, dù khi đó ông đã là một triệu phú.
5. Đam mê
Bạn không thể trở thành tỷ phú khi chỉ “hoàn thành công việc”. Mức độ giàu có này đòi hỏi bạn phải liên tục đưa ra những ý tưởng mới, thích nghi và điều chỉnh ý tưởng của bạn khi gặp phải thách thức, nỗ lực không biết mệt mỏi trước mọi khó khăn. Trong khi rất nhiều triệu phú chắc chắn có thể có niềm đam mê với công việc hiện tại của họ, nhưng thực tế mức độ đam mê của họ thường thấp hơn rất nhiều so với các tỷ phú.
Đam mê luôn là một động lực lớn cho của những tỷ phú và thúc đẩy họ tiến về phía trước ngay cả khi đã đạt được những thành công ban đầu.
Một số đặc điểm xuất hiện trong tất cả các doanh nhân vĩ đại trên thế giới, từ Elon Musk, Jeff Bezos đến Susan Wojcicki.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.