Tỷ phú nuôi gà thả vườn ở Lào Cai, ngồi nhà thấy được hết đàn gà trong chuồng, ngoài sân

Mùa Xuân Thứ ba, ngày 07/11/2023 12:55 PM (GMT+7)
Anh Phan Nhật Quang (SN 1970), Giám đốc HTX Xuân Tiến, thôn Làng Bông, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã thành tỷ phú nhờ chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả. Lắp camera giám sát, theo dõi tự động, anh Quang có thể ngồi uống nước chè trong nhà mà xem hết đàn gà...
Bình luận 0

Clip: Trại nuôi gà con và đàn gà thả vườn với hàng chục nghìn con của anh Phan Nhật Quang, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Từng thất bại trước khi khởi nghiệp nuôi gà

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của gia đình anh Phan Nhật Quang, trang trại nuôi gà của anh Quang chỉ nằm cách quốc lộ 4E khoảng hơn 1km. 

Một Giám đốc HTX ở Lào Cai thành tỷ phú nhờ nuôi gà thả vườn - Ảnh 2.

Mô hình nuôi gà thương phẩm của anh Phan Nhật Quang, thôn Làng Bông, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Mùa Xuân.

Khi chúng tôi đến anh Quang cùng người vợ đang bận rộn công việc chăm sóc đàn gà.

Ấn tượng với chúng tôi đó là quy mô trang trại rộng lớn được đầu tư khoa học, bài bản từ việc đầu tư hệ thống camera giám sát, máng nước uống, thức ăn cho gà tự động, quạt gió…

Anh Phan Nhật Quang, kể: Năm 1991, anh tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên). Sau khi trở về địa phương anh công tác tại Ủy ban dân số tỉnh Lào Cai.

Đến năm 1995, anh xin nghỉ ở cơ quan Nhà nước và chuyển sang mở cơ sở chế biến chè Xuân Quang. 

Thế nhưng sau một thời gian mở cơ sở thu mua chè búp tươi và chế biến chè do thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, một số cơ chế chính sách thu hút đầu tư cũng chưa được như bây giờ nên dẫn đến thất bại, thua lỗ. Do vậy, anh đã chuyển giao lại cơ sở chế biến chè này cho nông trường Phong Hải.

Một Giám đốc HTX ở Lào Cai thành tỷ phú nhờ nuôi gà thả vườn - Ảnh 3.

Anh Phan Nhật Quang, thôn Làng Bông, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nuôi gà từ 4 tháng trở lên sẽ cho xuất bán. Ảnh: Mùa Xuân.

Theo anh Quang, thất bại khi mở cơ sở chế biến chè Xuân Quang khiếm anh phải bươn trải tìm nhiều công việc để làm kiếm sống nuôi gia đình. Mãi đến năm 2008, anh Quang mới bắt đầu tập trung vào đầu tư phát triển chăn nuôi và vận động các hộ dân cùng nhau thành lập HTX Quý Hiền, với quy mô khoảng 200.000 con gà.

Sau khi có kinh nghiệm, vốn, năm 2017, anh Phan Nhật Quang đã tách từ HTX Quý Hiền để thành lập HTX Xuân Tiến, với 12 thành viên do anh Quang làm Giám đốc HTX. 

Quy mô sản xuất chăn nuôi trên 80.000 con gà đen, ác thuần chủng, gà ri, gà mía, trong đó, riêng gia đình anh Quang nuôi 50.000 con. Trung bình mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường 400 đến 500 tấn gà thịt.

Với bước đi đúng hướng như vậy đã đem lại tổng doanh thu cho HTX khoảng hơn 40 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi hơn 4 tỷ đồng/năm. 

Thu nhập của các thành viên từ 200 đến hơn 2 tỷ đồng/năm. Đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động địa phương, với thu nhập 7 - 8 triệu đồng tháng.

Năng động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm trong chăn nuôi

Anh Phan Nhật Quang chia sẻ thêm: Sau 6 năm hoạt động kinh doanh gia đình tôi cũng như HTX từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý và cũng có 1 số kinh nghiệm thị trường, dám tự xây dựng cho chính HTX một hướng đi chung về tổ chức sản xuất. 

Hiện nay, HTX hoạt động dựa trên các nguyên tắc 5 chung (chung đường, chung mua, chung bán, chung tiền, chung chia sẻ) và 3  riêng (cơ sở sản xuất riêng; tổ chức sản xuất riêng và tự hạch toán riêng) .

Một Giám đốc HTX ở Lào Cai thành tỷ phú nhờ nuôi gà thả vườn - Ảnh 4.

Gà ác thuần chủng của gia đình anh Phan Nhật Quang, thôn Làng Bông, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Mùa Xuân.

Theo đó, chung đường là cùng sản xuất một loại hàng hóa, cùng gà thả vườn thịt thương phẩm.

Chung mua là vật tư đầu vào gồm giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các vật tư khác phải do đại lý của HTX cung cấp. Vì nếu để xã viên tự đi mua, chất lượng không bảo đảm không đồng đều sẽ ảnh hưởng sản phẩm đầu ra, khó khăn trong viêc truy xuất nguồn gốc.

Ngoài ra, xã viên tự đi mua lẻ thì không có chiết khấu nhưng gom lại thành đơn hàng lớn thì mức độ chiết khấu sẽ cao hơn. Một năm HTX sử dụng trên  20 tỉ đổng tiền vật tư đầu vào, với mức chiết khấu 8-10% thì đã tiết kiệm cho xã viên hàng tỉ đồng.

Chung bán, để tránh tình trạng chồng chéo khi nuôi, ùn tắc khi bán, HTX phải lên kế hoạch sản xuất cụ thể, kế hoạch vào gà, kế hoạch tiêu thụ, xếp thứ tự theo kế hoạch.... Nên sản phẩm của chúng không bị ùn tắc và phá giá.

Đối với chung tiền, các thành viên có trách nhiệm tham gia tài chính vào hoạt động kinh doanh của HTX để tạo ra nguồn vốn lưu động lớn, và được chia hoa hồng trực tiếp trên vốn góp.  

HTX có sự luân chuyển tài chính nội bộ nên rất chủ động về vốn. Kể cả các hộ xã viên có rất ít tài chính nhưng vẫn được hỗ trợ vốn theo đúng tiến độ sản xuất..

Một Giám đốc HTX ở Lào Cai thành tỷ phú nhờ nuôi gà thả vườn - Ảnh 5.

Giống gà được HTX Xuân Tiến nhập từ Công ty TNHH MTV Gà giống DABACO Việt Nam. Ảnh: Mùa Xuân.

Còn đối với nguyên tắc chung về chia sẻ, là phải hình thành lên các quỹ dự phòng để hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Nhất là khi có rủi ro về thiên tai, bão lũ, dịch bệnh dẫn tới gà bị chết… Cần có nguồn quỹ dự phòng để giúp những thành viên bị ảnh hưởng tiếp tục tái đàn, ổn định sản xuất.

Một Giám đốc HTX ở Lào Cai thành tỷ phú nhờ nuôi gà thả vườn - Ảnh 6.

Gà đen của đồng bào Mông được anh Quang nuôi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Mùa Xuân.

Về nguyên tắc thực hiện 3 riêng, các thành viên phải có cơ sở sản xuất riêng, tận dụng tối đa cơ sở sản xuất của mình để tham gia vào HTX. Tự bảo quản tài sản tự khấu hao.

Trong khâu tổ chức sản xuất riêng, xã viên tự tổ chức lao động sản xuất trên trang trại của mình, tạo ra tính tự chủ, tự giác của mỗi xã viên.

Đồng thời, các xã viên tự hạch toán chi phí riêng của cơ sở sản xuất của mình, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, chủ động tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập.

Kỹ thuật chăn nuôi gà cần cập nhật liên tục

Tiết lộ về kỹ thuật chăn nuôi gà hiệu quả, anh Phan Nhật Quang chia sẻ: Mỗi năm các thành viên trong HTX sẽ được tham gia 3 lớp tập huấn về kỹ thuật để nâng cao tay nghề, kinh nghiệm chăn nuôi gà.

Bên cạnh đó, HTX ký kết hợp tác với Công ty thuốc thú y Việt Nam nên bên Công ty có một nhân viên thú y thường xuyên giám sát, hỗ trợ các thành viên trong quá trình chăn nuôi. Đặc biệt là quá trình tiêm phòng vaccine, phun tiêu độc khử trùng cho gà đều phải theo một quy trình nghiêm ngặt.

Ngoài ra, trong các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên HTX không phải được chuyển giao những kỹ thuật cơ bản nữa mà là cập nhật những kiến thức chăn nuôi mới nhất hàng ngày, như bệnh tật mới trên con gà.

Về công suất nuôi, tùy theo nhu cầu và giá cả của thị trường, HTX sẽ điều chỉnh nguồn nhập con giống đầu vào theo từng tháng theo phương thức nuôi gối vụ nhưng sẽ giãn cách để điều chỉnh được khi lượng gà xuất bán quá lớn hoặc thấp...

Nói về chuyển đổi số trong phát triển chăn nuôi, anh Quang cho rằng trước kia anh Quang phải ôm cả cục tiền đi nhập hàng thì giờ chỉ cần cầm theo cái điện thoại. 

Một Giám đốc HTX ở Lào Cai thành tỷ phú nhờ nuôi gà thả vườn - Ảnh 7.

Để quản lý các trang trại, anh Quang lắp đặt hệ thống camera giám sát. Ảnh: Mùa Xuân.

Với vài cái ấm phím là xong, hay việc quảng bá con gà chuẩn bị xuất bán cho khách ở tỉnh Vĩnh Phúc chỉ cần gửi ảnh chốt giá xong. 

Sau đó, bảo cho em xin địa chỉ trang trại, gửi định vị xong 2 giờ sáng cô ta gọi anh mở của trại cho em vào bắt gà (Google map chính xác đến từng mét).

Với những bước đi bài bản, đúng hướng trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương, năm 2019, anh Phan Nhật Quang đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định, giúp đỡ hộ nông dân xóa nghèo và tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem