UB Kinh tế: Một số ngân hàng thương mại bên bờ vực phá sản

Trần Giang Thứ hai, ngày 17/10/2016 11:37 AM (GMT+7)
Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho rằng tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTC) đang chậm lại, nợ xấu được khoanh vùng, chưa được xử lý dứt điểm. Cơ quan này đề nghị đánh giá đầy đủ, thực chất hơn về nợ xấu, nhất là nợ xấu mới phát sinh.
Bình luận 0

Tại phiên họp thứ tư của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, cho biết đã có nhiều ý kiến cho rằng tái cơ cấu các TCTD còn nhiều vướng mắc, hoạt động quản lý rủi ro, điều hành, kiểm toán, kiểm soát nội bộ tại một số TCTD còn để xảy ra rủi ro. 

Theo báo cáo của NHNN, nợ xấu đến tháng 9.2016 khoảng 2,62% tổng dư nợ. Nếu tính các khoản nợ xấu chuyển sang công ty VAMC (khoảng 4,8%) và các khoản nợ đã cơ cấu lại thì tỷ lệ nợ xấu sẽ lớn hơn nhiều. Theo công bố của IMF tháng 7.2016 thì ở mức 12,5% của các khoản vay, trong khi tỷ lệ nợ xấu không tính khoản nợ chuyển sang VAMC và nợ cơ cấu lại là 2,6%.

imgTái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTC) đang chậm lại và rủi ro lớn, nguy cơ đổ vỡ còn hiện hữu

“Đề nghị báo cáo rõ hơn các giải pháp sắp tới về xử lý các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua lại, việc cơ cấu lại khoản nợ ngân hàng của các doanh nghiệp lớn trong nước”, ông Thanh yêu cầu.

Báo cáo thẩm tra về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cũng đánh giá hiện có một số NHTM rất yếu kém, đã có dấu hiệu phá sản. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD trong thời gian qua đã chưa xử lý dứt điểm. Ngoài ra, nhiều yếu kém có tính hệ thống và dài hạn chưa được giải quyết cơ bản, đặc biệt là vấn đề nợ xấu.

“Việc tái cơ cấu TCTD chưa đạt mục tiêu đề ra, vấn đề nợ xấu và hoạt động yếu kém của một số TCTD chưa được giải quyết thực chất, tiếp tục là mối lo, đe doạ đến sự an toàn của hệ thống và làm giảm hiệu quả cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế”, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đánh giá.

Về đề nghị đưa chỉ tiêu cắt giảm lãi suất cho vay trung bình xuống mức chênh lệch hợp lý ở mức cụ thể là từ 2 – 3% so với mức lạm phát và có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình tại các nước trong khu vực, Uỷ ban kinh tế Quốc hội cho rằng quy định cụ thể như vậy khó khả thi, cần tuân thủ nguyên tắc thị trường, không nên có quyết định can thiệp hành chính.

Theo số liệu của NHNN, lãi suất cho vay của các nước cũng đa dạng. Năm 2015, lãi suất cho vau của Myanmar là 13%/năm, Indonesia là 12,7%/năm, Ấn Độ là 10,3%/năm, Thái Lan là 6,6%/năm, Philipines là 5,3%, Malaysia là 4,6%...

“Để giảm lãi suất cho vay, cần có các giải pháp tăng cường quản trị ngân hàng để các TCTD có thể giảm chi phí trong hoạt động”, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho ý kiến.

Thực tế, từ cuối tháng 4.2016, các NHTM Nhà nước và môt số NHTM cổ phần đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung và dài hạn 9 – 11%/năm, đồng thời tích cự triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem