Theo ông Thể, trong 16 vụ có vụ án của Hàn Đức Long, Đỗ Thị Hằng (ở Bắc Giang), Hồ Duy Hải (Long An), Nguyễn Văn Trưởng (Hải Phòng), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Lê Bá Mai (Bình Phước)... Đây là những vụ án gây chú ý của dư luận trong thời gian qua.
Ông Lê Hữu Thể (đứng)
Về vụ án Hồ Duy Hải, Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao chỉ đạo xem xét, làm rõ Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không và báo cáo Chủ tịch nước trước ngày 4.1.2015.
Theo ông Thể, việc báo cáo Chủ tịch nước đã được thực hiện. Ông Thể lý giải, việc báo cáo Chủ tịch nước không có nghĩa là báo cáo việc xác minh vụ án xong hay chưa xong mà chỉ là báo cáo các cơ quan tố tụng làm những việc gì sau khi có lệnh của Chủ tịch nước.
Về kết quả xác minh vụ án Hồ Duy Hải, theo ông Thể sau khi xác minh xong mới có báo cáo chính thức còn hiện nay đang thành lập đoàn để nghiên cứu hồ sơ, đi xác minh. Việc thành lập đoàn có đại diện của Ban Nội chính TƯ tham gia.
Lý giải về vai trò của cơ quan này ông Thể cho biết: "Cơ quan Nội chính có thể có những ý kiến của nhân dân, rồi họ có những thông tin có thể giúp cho các cơ quan tư pháp nhìn vụ án một cách cặn kẽ hơn".
Hồ Duy Hải là người nhận án tử hình vì tội Giết người và Cướp tài sản trong vụ sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) vào đêm 13.1.2008. Theo kế hoạch ngày 5.12, Hội đồng thi hành án Tòa án nhân dân tỉnh Long An sẽ tổ chức thi hành bản án tử hình đối với tử tù Hồ Duy Hải. Tuy nhiên việc thi hành án với tử tù này được hoãn vào những phút chót.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.