Ukraine nã siêu tên lửa tấn công cầu nối Crimea với Kherson khiến Nga không thể chống đỡ

Phương Đăng (theo Pravda) Thứ năm, ngày 22/06/2023 15:35 PM (GMT+7)
Các quan chức Nga đã báo cáo về một cuộc tấn công của Ukraine vào một cây cầu nối giữa Kherson và bán đảo Crimea gần Chonhar, còn được gọi là cầu Chonhar. Ukraine được cho là đã dùng tên lửa tầm xa do Anh sản xuất để phá hủy cây cầu.
Bình luận 0

Theo Mehrnews, quyền Thống đốc Kherson Vladimir Saldo sáng 22/6 cho biết: "Các lực lượng vũ trang Ukraine đã thực hiện các cuộc pháo kích và tấn công bằng tên lửa dữ dội vào các công trình dân sự - bao gồm cây cầu trên biên giới hành chính giữa vùng Kherson và Crimea gần Chongar".

Ông nói thêm rằng Kiev muốn đe dọa cư dân của vùng Kherson và gieo rắc sự hoảng loạn trong dân chúng, nhưng họ sẽ không thành công.

Ukraine nã siêu tên lửa tấn công cầu nối Crimea với Kherson khiến Nga không thể chống đỡ - Ảnh 1.

Cây cầu nối Crimea với Kherson bị hư hỏng sau vụ tấn công. Ảnh Pravda.

Theo ông Saldo, tên lửa Storm Shadow của Vương quốc Anh đã được sử dụng trong cuộc tấn công, theo các đánh giá sơ bộ.

"Đường trên cầu bị hư hại. Nhưng không có thương vong về người", ông Saldo nói và cho biết thêm rằng, giao thông giữa vùng Kherson và Crimea vẫn tiếp tục trên các tuyến đường khác.

Người đứng đầu Crimea, ông Serge Aksenov cũng cho biết trên Telegram rằng các kỹ thuật viên xử lý bom đang kiểm tra các địa điểm xảy ra cuộc tấn công của Ukraine vào cầu Chongar. Ông xác nhận không có thương vong sau vụ tấn công.

Oleg Kryuchkov, cố vấn về chính sách thông tin của ông Aksenov cho biết vụ tấn công vào cây cầu Chongar sẽ không thể làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động hậu cần của hành lang vận tải đường bộ giữa vùng Kherson và Crimea.

Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.

Ukraine nã siêu tên lửa tấn công cầu nối Crimea với Kherson khiến Nga không thể chống đỡ - Ảnh 2.

Cây cầu nối Crimea với Kherson bị hư hỏng sau vụ tấn công. Ảnh Pravda.

Bán đảo Crimea nằm giữa hai biển Azov và biển Đen đồng thời được nối với đất liền của Ukraine theo eo đất Perekop. Năm 2014, Nga đã sáp nhập Crimea bất chấp sự phản đối của Ukraine và các đồng minh phương Tây. Không lâu sau khi tiến hành chiến quân sự hồi tháng 2/2022 tại Ukraine, Nga đã giành quyền kiểm soát các dải đất ở đông nam Ukraine để có thể tạo ra hành lang trên đất liền từ Donbass đến Crimea.

Các quan chức Ukraine, đặc biệt là Tổng thống Zelensky đã nhiều lần tuyên bố sẽ giành lại bán đảo Crimea từ Nga.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem