ủy ban kinh tế
-
"Một bộ phận cán bộ, công chức ở trung ương và địa phương còn né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm gây ách tắc, trì trệ trong giải quyết công việc", báo cáo của Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh.
-
Theo HoREA, Điều 46 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định “điều kiện khi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản” (M&A), nên chưa đồng bộ, chưa thống nhất với Điều 41 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và khoản 4 Điều 40 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
-
HoREA đề xuất xử lý nghiêm minh các trường hợp khai gian, trốn thuế và tích hợp với Đề án 06 - cơ sở dữ liệu lớn quốc gia (Big data), trong đó có cơ sở dữ liệu về giá đất đáng tin cậy, được cập nhật theo thời gian thực và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)... để xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
-
Theo HoREA, đối với "đất chuyên trồng lúa nước" cần được "quản lý nghiêm ngặt mục đích sử dụng đất" là rất cần thiết, nhưng sau khi đã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực thì cũng không được "trói tay" cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
HoREA đề nghị bổ sung loạt quy định của Luật Đất đai 2013 vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, đáng chú ý là quy định tiếp tục cho phép tổ chức kinh tế “được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất khác không phải là đất ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại” để gỡ vướng cho hàng trăm dự án.
-
Theo Bộ Xây dựng, nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất rất khó xác định đâu là giá thị trường, chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án
-
Việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại... trước đây thường kéo dài lên đến 3-5 năm, thậm chí lâu hơn, nay được đề xuất quy định chỉ còn 6 tháng. Nhưng quy định thời gian xác định giá đất trong 180 ngày vẫn còn là "ẩn số".
-
Theo HoREA, điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) còn thiếu sót vì đã không quy định đặt cọc để hứa mua, hứa bán bất động sản, phần thua thiệt thường thuộc về bên đặt cọc.
-
Theo HoREA, bên bán đất nền (phân lô, tách thửa) hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản thì chỉ được nhận “đặt cọc” sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép “tách thửa” theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị “đặt cọc” không quá 5% giá trị nền nhà.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa đề nghị các hiệp đội, doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư lĩnh vực mới, đồng thời đề nghị họ sớm chuyển giao công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch cho Việt Nam.