“Vành đai xanh” ven biển Hà Tĩnh

Thứ sáu, ngày 06/04/2012 16:58 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Cuối tháng 3, đến nhiều địa danh ven biển Hà Tĩnh đã thấy mọc lên nhiều cánh rừng phòng hộ, vùng ngập mặn... Đây sẽ là những “vành đai xanh” giúp giảm tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay với địa phương này.
Bình luận 0

Ông Hồ Phượng sống nơi cửa biển xóm Đông Châu (xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà), vẫn nhớ rõ trận bão tố, triều cường năm 1989, khiến vùng ven biển quê ông trơ đất trắng. Nay đứng ngắm vườn phi lao gần 3.000 cây của mình, nối hàng bên nhau như thách thức với sóng to, gió lớn từ biển, ông bảo: "Nghĩ đến những trận cuồng phong từ biển ập vào năm xưa mới thấy tác dụng to lớn của vườn phi lao này. Vào mùa hè chưa ai tìm thấy bóng mát thì mình đã được hưởng rồi. Đến mùa bão lụt thì đó là bức tường che chở vững chắc không gì thay thế được".

img
Rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh đã đem lại nhiều giá trị tích cực cho cuộc sống người dân.

Còn nhớ vào mùa bão lụt năm 2007, một số hộ dân ở xã Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân) chẳng hiểu vì sao lại đốn mất khá nhiều rừng phòng hộ ven biển. Nhưng giờ đây, đến Xuân Phổ, khó nhận biết nơi nào rừng đã từng bị khai thác, bởi khắp nơi đã kín mít phi lao và keo.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Trực cho biết: Sau "tai nạn" đó, chính quyền đã giải thích và bà con đã hiểu ra. Rồi trên dưới đồng lòng, vừa trồng, vừa siết chặt bảo vệ rừng. Nhờ vậy mà trong số gần 100ha đất ven biển của địa phương, đến nay đã có hơn 95% được phủ kín rừng phi lao và keo. Nhờ cách làm như ở Xuân Phổ mà ở nhiều xã ven biển của Hà Tĩnh độ che phủ của cây xanh tăng lên đáng kể. Rừng sản xuất ở nhiều nơi đã cho khai thác. Đất của các huyện ven biển đã có khoảng 8.000ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Hiện Hà Tĩnh còn khoảng 4.500ha đất ven biển chưa có rừng phòng hộ.

Theo thời gian, nhiều diện tích rừng ven biển mọc lên, tạo nên những “vành đai xanh” ven biển chắn sóng che gió, giảm thiệt hại mỗi khi có bão lụt, triều cường và nước biển xâm thực. Có rừng, nhiều loài động vật còn có chỗ trú ngụ nên chúng sinh sôi phát triển, nhất là các loài chim và bò sát.

Tuy nhiên, theo ông Hán Duy Anh - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh, hiện diện tích rừng phòng hộ ven biển đã có chủ yếu là bằng hình thức trồng cây phân tán, còn lại do người dân tự trồng mỗi năm một ít. Do trồng rừng ở một số nơi còn mang tính hình thức, đối phó, việc giám sát, bảo vệ có nơi làm chưa tốt, một số diện tích rừng chưa đến tuổi khai thác vẫn bị chặt hạ, nên kế hoạch lập thêm những “vành đai xanh” cho vùng ven biển Hà Tĩnh vẫn chưa đạt như mong muốn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem