Vất vả 1-2 tháng, thu nhập đủ ăn cả năm nhờ nghề này

Anh Thư Thứ tư, ngày 08/08/2018 04:55 AM (GMT+7)
Nghề sấy long nhãn đã có từ rất lâu ở một số nơi tại tỉnh Hưng Yên. Nhiều hộ gia đình nhờ nghề này mà kiếm tiền triệu mỗi ngày, tạo công ăn việc làm thời vụ cho không ít người.
Bình luận 0

Vào khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 dương lịch, nhãn Hưng Yên bắt đầu chín rộ. Số lượng nhãn thu hoạch được rất lớn mà không thể đem bán hoặc ăn hết, nhiều hộ gia đình đã thu mua về bóc vỏ, loại hạt và đem sấy khô để có thể bảo quản lâu hơn. Đồng thời, họ cũng đem long nhãn đã sấy đi bán giá cao cho những người có nhu cầu.

img

Nhãn Hưng Yên được nhiều hộ gia đình thu mua về bóc vỏ, bỏ hạt và sấy thành long nhãn.

Gia đình ông Đặng Văn Anh ở Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên đã gắn bó với nghề sấy long nhãn gần 30 năm nay. Ông Anh cho biết, nghề này thời vụ chỉ 1-2 tháng, khá vất vả nhưng thu nhập cũng đủ ăn cả năm. Cụ thể, năm ngoái gia đình ông làm lãi được gần 60 triệu đồng nhờ làm nghề này.

“Tuy chỉ là nghề thời vụ, kéo dài trong thời gian ngắn nhưng thu nhập khá cao đối với bà con nên nghề này phát triển rất nhanh. Chỉ tính quanh xã, có khoảng hơn 20 chục nhà thu mua nhãn về làm long”, ông cho biết.

Tại nhà ông, hiện thuê 40 người về làm bóc long, mỗi ngày bóc được hơn một tấn nhãn để đem sấy và cho ra lò khoảng 1 tạ long nhãn. Tính từ đầu mùa tới giờ, ông đã sấy được hơn 30 tấn nhãn.

img

img

Nghề này còn tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều người.

Ông cũng cho biết, gia đình ông chủ yếu mua nhãn được trồng ở Hưng Yên với giá từ 3.000-5.000 đồng/kg, khi nhãn quê chín không đủ thì sẽ mua thêm nhãn rừng ở Sơn La, Lạng Sơn…

Khác với những năm trước, nhãn năm nay được mùa nên không lo lỗ. Theo ông, các năm trước ông phải đi mua vườn nhãn trước mới có nhãn để làm, còn năm nay nhãn đậu quả nhiều, ông chỉ cần đi thu mua quả về làm.

Theo ông, long nhãn có 2 loại, giá cả cũng chênh nhau khoảng chục nghìn. Cụ thể, nhãn rừng nhập từ Sơn La về thì khi bóc vỏ, bỏ hạt và đem sấy sẽ có giá thành rẻ hơn so với long nhãn làm từ nhãn Hưng Yên (hay còn gọi là long nhãn quê). Hai loại này có thể phân biệt dễ dàng bằng mắt thường, đó là long nhãn quê sẽ có màu đẹp, múi long dày và khô hơn.

img

Nhãn được bóc vỏ, bỏ hạt, sau đó cho vào lò sấy để thành long nhãn.

Cũng làm nghề sấy long nhãn được gần 20 năm, gia đình ông Vũ Văn Trà (Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên) có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ nghề này. Ông chia sẻ: “Nghề này làm rất mệt mỏi vì phải thức đêm để trông lò sấy vì nó có thể bị tắt làm hỏng long hoặc nhiệt độ cao sẽ bị cháy… Nhưng bù lại, thu nhập cũng khá nên gia đình tôi vẫn theo nghề bấy lâu nay. Năm ngoái, chỉ tính riêng nghề này, gia đình ông thu lãi được khoảng 40 triệu đồng”.

Ông cho rằng làm nghề này, thời gian đầu nhãn chưa chín nhiều, làm thường hòa vốn, thậm chí là lỗ nhưng kiên trì đến cùng mới thu được lãi kha khá. Nhà ông cũng thuê khoảng hơn 30 người làm, tiền công được tính theo số lượng kg nhãn làm được, giá 4.000-4.500 đồng/kg.

img

img

Long nhãn làm xong sẽ được bảo quản bằng túi nilon bọc kín để tránh bị đổi màu.

Theo ông, long nhãn sẽ được các thương lái đến tận nhà thu mua. “Khoảng 2-3 ngày, các thương lái sẽ đến thu mua với giá 120.000-130.000 đồng/kg, người nào mua lẻ có giá cao hơn, dao động từ 150.000-200.000 đồng/kg. Và muốn giữ màu lâu, long nhãn phải được để nơi khô ráo, thoáng mát và được bọc kín vào túi nilon”, ông Trà cho hay.

Khi được hỏi các thương lái đem long nhãn bán đi đâu, ông cho biết long nhãn được xuất sang Trung Quốc để làm thuốc.

Ngoài ra, gia đình ông còn nhận sấy nhãn thuê cho những người có nhãn nhưng không có lò sấy để kiếm thêm thu nhập trong mùa nhãn.

Người dân Hưng Yên ”đứng ngồi không yên” vì... nhãn được mùa

Năm nay, thời tiết thuận lợi, tỷ lệ nhãn đậu quả rất cao lên đến 95%. Tuy nhiên, người dân Hưng Yên lại lo lắng về...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem