Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhóm Công tác Điện và Năng lượng nhấn mạnh: Năng lực tài chính mạnh của EVN là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc phát triển ngành điện bền vững, vì đó là cơ sở cho một hợp đồng mua bán điện khả thi về mặt tài chính (PPA).
"EVN không thể tiếp tục trợ giá và chịu lỗ khi bán điện. Trên hết, cần sửa đổi các quy định liên quan để góp phần giải quyết những rào cản trong việc thu hút vốn mà EVN trình bày gần đây", nhóm chuyên gia của VBF cho hay.
Ngoài vấn đề về lỗ của EVN, nhóm chuyên gia của VBF đề cập đến chuyện nhiều doanh nghiệp điện mặt trời của Việt Nam đang không được hưởng giá ưu đãi.
Nhóm chuyên gia về điện, năng lượng cho rằng: Biểu giá điện hỗ trợ (FiT) cho các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió là bằng chứng cho thấy chính sách có thể khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo như thế nào.
Tuy nhiên, hiện hàng nghìn MW công suất của những dự án này đang phải chờ xác định giá bán điện phù hợp cho cả nhà đầu tư và EVN theo khuôn khổ pháp lý hiện hành, do dự án không đáp ứng được thời hạn Ngày vận hành thương mại (COD) để được hưởng giá FiT ưu đãi.
Theo VBF, Bộ Công Thương vừa ban hành cách xác định khung giá cho các dự án chuyển tiếp này. Tuy nhiên, vẫn cần thêm thời gian để EVN và các nhà đầu tư thống nhất giá bán cụ thể cho từng nhà máy điện.
"Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những dự án này là nguồn năng lượng sạch. Trong bối cảnh hiện nay, việc kịp thời có giải pháp cho những dự án chuyển tiếp này là cần thiết hơn bao giờ hết".
Cụ thể, VBF đề xuất: "Các bên phát điện và bên tiêu thụ điện có thể cùng nhau xây dựng các thỏa thuận mua bán điện dài hạn bền vững và những thỏa thuận này cần được cân nhắc và xét đến để EVN có thể xác định giá khi kết nối vào lưới điện quốc gia".
Nhóm chuyên gia về điện và năng lượng cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam ký kết Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) sẽ mở ra nguồn tài chính quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng bằng "0" của Việt Nam vào năm 2050.
Ngoài ra, nhóm Công tác Điện và Năng lượng ghi nhận điện gió ngoài khơi có tiềm năng lớn ở Việt Nam và trong tương lai có thể trở thành một phần của phụ tải cơ sở cho lưới điện quốc gia.
Tuy nhiên, họ khuyến nghị để phát triển một dự án có cơ sở hạ tầng lớn như các trang trại gió ngoài khơi, Việt Nam cần đưa ra cơ chế và chính sách tạo sự ổn định và rõ ràng cho nhà đầu tư.
"Vấn đề này nên được đề cập và điều chỉnh trong dự thảo Nghị định mới sửa đổi Nghị định 11/2021. Bởi vì nếu không có bất kỳ quyền nào đối với khu vực biển được giao, bên phát triển dự án sẽ không thể dùng khu vực biển như một phần của tài sản đảm bảo để vay vốn cho dự án'', nhóm chuyên gia VBF cho hay.
VBF mong Chính phủ chỉ đạo để các hoạt động khảo sát, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi sớm được triển khai, để các dự án điện gió sớm được xây dựng và phát điện.
"Nếu có khung pháp lý phù hợp cho điện gió ngoài khơi thì Việt Nam có thể thu hút hàng tỷ đô la nguồn vốn đầu tư vào các dự án và hoạt động cung ứng vật tư thiết bị cho các dự án này, tạo ra hàng nghìn việc làm và tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế trong những năm tới", VBF cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.