Vị hoàng đế nào của nhà Thanh sẵn sàng bỏ giang sơn chứ không bỏ mỹ nhân?
Vị hoàng đế nào của nhà Thanh sẵn sàng bỏ giang sơn chứ không bỏ mỹ nhân?
Chủ nhật, ngày 13/08/2023 16:32 PM (GMT+7)
Không chỉ là một minh quân sáng suốt, Hoàng Thái Cực - vị Hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh, Trung Quốc còn nổi tiếng là 1 ông vua si tình, thà bỏ giang sơn chứ không bỏ mỹ nhân. Với Hải Lan Châu, Hoàng Thái Cực chỉ sợ thiên hạ không biết mình yêu nàng nhiều đến thế nào.
Hoàng Thái Cực (1592-1643), người tộc Mãn Châu, họ là Ái Tân Giác La, là vị Hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 1626, Hoàng Thái Cực kế vị ngai vàng. Bằng sự quyết đoán, khôn khéo, ông đã từng bước tăng cường và củng cố vị trí quyền lực độc tôn trong bối cảnh phức tạp lúc bấy giờ.
Không chỉ là một minh quân sáng suốt, Hoàng Thái Cực còn nổi tiếng là 1 ông vua si tình, thà bỏ giang sơn không bỏ mỹ nhân.
Chuyện tình của Hoàng Thái Cực và Hải Lan Châu khiến nhiều người ngưỡng mộ và đi vào thơ ca nhiều đời sau đó.
Hải Lan Châu (Bác Nhĩ Tề Cát Đặc Cáp Nhật Châu Lạp) là con gái của Trung thân vương Trại Tang - một bối lặc của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm ở Mông Cổ và là hậu duệ đời thứ 18 của Cáp Tát Nhĩ, em trai Thành Cát Tư Hãn.
Hải Lan Châu cũng còn là cháu gái của Hiếu Đoan Văn hoàng hậu Triết Triết và là chị gái của Hiếu Trang Văn Hoàng Hậu, vợ cả của Hoàng Thái Cực.
Ảnh minh họa
Theo sử sách ghi chép, năm 1634, Ngô Khắc Thiện dâng em gái khác của mình tới Thẩm Dương làm vợ Hoàng Thái Cực.
Vốn xinh đẹp tuyệt trần, lại lắm tài hoa nên Hải Lan Châu mong chóng nhận được sự sủng ái của Hoàng đế và được phong làm Thần Phi.
Mặc dù vào cung muộn nhất, nhưng Hải Lan Châu lại có địa vị cao nhất trong tứ phi và đứng thứ 2 trong hậu cung, chỉ sau hoàng hậu.
Với Hải Lan Châu, Hoàng Thái Cực có thể nói là rêu rao chỉ sợ thiên hạ không biết mình yêu nàng nhiều đến thế nào.
Ở cố cung Thẩm Dương, cung điện của Thần Phi Hải Lan Châu được Hoàng Thái Cực đặt tên dựa theo những vần thơ tình kinh điển mà người Trung Quốc nào cũng biết, Quan Thư Cung.
Về sau, Hải Lan Châu sinh được Bát Aka, Hoàng Thái Cực lập tức mở yến tiệc linh đình và tuyên bố Bát Aka là Thái tử.
Nhưng chưa đầy hai tuổi đứa trẻ đã chết yểu. Hải Lan Châu đau buồn sinh bệnh, không lâu thì mất.
Ảnh minh họa
Khi Thần Phi hấp hối, Hoàng Thái Cực chấp nhận mang tiếng hôn quân, sẵn sàng bỏ lại chiến trường Ninh Viễn nóng bỏng cùng trăm ngàn binh mã để về nhìn Hải Lan Châu lần cuối, nhưng ông không về kịp.
Về đến nơi thấy Hải Lan Châu đã trút hơi thở cuối cùng, ông hôn mê tại chỗ, các thái y dốc hết công sức cấp cứu suốt hai ngày mới cứu tỉnh.
Sau khi Thần Phi qua đời, Hoàng Thái Cực truy phong là Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên Phi, là phi tần có thụy hiệu dài nhất trong suốt lịch sử triều Thanh.
Đồng thời, ngầm tuyên bố với thiên hạ rằng chữ Nguyên nghĩa là “đầu tiên”, có lẽ để nói rằng Hoàng Thái Cực chỉ coi Hải Lan Châu mới là người vợ đầu tiên
Sau đó Hải Lân Châu mất, Hoàng Thái Cực tiều tụy trông thấy, ăn không ngon ngủ không yên, duy trì được chưa đầy hai năm thì mất.
Hành động bỏ quân doanh về với Hải Lan Châu của Hoàng Thái Cực từng bị chỉ trích là hôn quân, tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, đây là tình yêu chân chính của đế vương. Bởi suốt những năm tại vị, ông hoàng này có nhiều chiến công lừng lẫy, uy danh thiên hạ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.