VÌ sao chỉ có ngũ kinh?

Hoàng Ba Đình (Dòng Đời) Thứ ba, ngày 23/09/2014 14:22 PM (GMT+7)
Phàm việc học ngày xưa, kinh điển cơ bản là tứ thư và ngũ kinh. Trong đó ngũ kinh ldo Khổng Tử biên soạn, sưu tập, chỉnh lý. Ngũ kinh đó là: kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Dịch và kinh Xuân thu. Những kinh này đều là khuôn vàng thước ngọc, những người có công biên soạn được gọi là thánh hiền. Còn Khổng Tử được tôn là “vạn thế sư biểu” (thầy của muôn đời).
Bình luận 0

Xét trong nhóm kinh này, trước có kinh Nhạc, nhưng thất lạc, nên mới có ngũ kinh. Còn kinh Vũ (dạy múa) dù đã soạn ra, thì lại bị chính Khổng Tử đốt mất. Vì sao? Các bạn đọc tiếp sẽ biết. 

Nhân một dịp du lịch phương nam, Khổng Tử vô tình bước đến một trường nọ ở quận 3 (TP.HCM). Danh ông vang khắp thiên hạ, nên cũng được mời vào dự lễ khai giảng, được mọi người trọng vọng, cho lên ngồi hàng ghế đầu.

Sau những màn nghi lễ thuông thường thì có một màn biểu diễn... múa cột của một nam sinh với trang phục sexy hết sẩy. Khổng Tử dù là “vạn thế sư biểu” mà cũng cảm thấy rạo rực trong người.

Những người khác toan ngăn cản học trò càn rỡ, nhưng “thầy của mọi người thầy” ngồi đấy, không ý kiến gì, thì hậu sinh sao dám lên tiếng? Tuy vậy, cũng có người định bảo Khổng Tử ngăn cản thì ông bảo “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân - cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, ý là đã không muốn ai ngăn cản, thì đừng cản ngăn ai cả.

imgẢnh minh họa.

Tận mắt chứng kiến màn múa cột này, Khổng Tử đã mở được tầm mắt, trở nên rất sùng bái người phương nam. Sau này có nhiều danh ngôn như “hậu sinh khả úy”, “trong ba người đi ngoài đường, có người là thầy ta”, “trong mười nóc nhà, ắt có người hiền”, là xuất phát từ chuyến nam du này…

Lại thu gom những điệu múa trong khắp thiên hạ, từ múa cột, múa lửa, múa bụng, múa ba lê, múa bikini, múa đủ thứ… về biên tập, chỉnh lý làm thành một tập, gọi là kinh Vũ. Từ đó, Khổng Tử vô cùng đắc ý, xem như bảo bối, luôn mang theo bên mình. Đi đến đâu cũng bảo “các trò sao không đọc kinh Vũ, đọc kinh Vũ giúp ta thư thái, biết cách đi đứng, xa thì thờ được vua, gần thì răn được mình”, lại bày ra “tiên học vũ, hậu học văn”. 

 

Đang dương dương đắc ý, thì nghe hung tìn từ chính ngôi trường ấy. Phàm là chuyến nhảy múa hay ho vừa rồi, đã vang danh thiên hạ, mọi người nước nam đều hay biết và cười chê. Học sinh ăn kỷ luật, hiệu trưởng phải giải trình. Gần như ai cũng phải chịu rủi ro từ sự việc này cả. Đã thế còn bị lên báo vì đây là điệu múa phản cảm, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục. 

Sau khi sự việc vở lỡ, Khổng Tử rất buồn, bèn đốt cả tập kinh Vũ rồi than: “Ô hô, chuyện người ta xem là thô lậu mà ta lại tự nhận là tinh hoa, mang về truyền bá, thật hổ danh vạn thế sư biểu”. Từ đấy về sau, kinh Vũ vĩnh viễn thất truyền, không ai còn thấy nữa, và chỉ có Ngũ Kinh chứ không hề có Lục Kinh hay Thất Kinh là do vậy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem