Vì sao Hitler bí mật gặp một hổ tướng của Nhật Bản trong Thế chiến 2

Văn Giang (Theo History) Thứ sáu, ngày 05/06/2020 17:01 PM (GMT+7)
Vào tháng 12/1940, đúng 3 tháng sau khi Nhật Bản, Đức và Ý ký kết liên minh Thế giới thứ ba của họ, một đoàn các nhà lãnh đạo quân sự Nhật Bản đến Berlin để học hỏi từ các đồng minh mới.
Bình luận 0
Vì sao Hitler bí mật gặp một hổ tướng của Nhật Bản trong Thế chiến 2   - Ảnh 1.

Tướng Tomoyuki Yamashita (giữa) cùng các tướng lĩnh Đức Quốc xã trong chuyến đi Berlin.

Đứng đầu nhóm là Tướng Tomoyuki Yamashita, một nhà quân phiệt kỳ cựu, người đã dành cả cuộc đời của mình trong các cuộc chinh chiến.  Trong vòng vài năm, Tướng Tomoyuki Yamashita trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới với tên gọi "Con hổ của Malaya", một nhà lãnh đạo quân sự hung dữ và bộ não đằng sau cuộc chinh phạt của Nhật Bản ở Singapore.

Vài tuần sau khi đến Đức, Tướng Yamashita đã gặp trùm phát xít Hitler đang lãnh đạo Đức Quốc xã. Mỗi người có mục tiêu riêng cho cuộc họp. Hitler có ý định gây sức ép buộc quân đội Nhật Bản tuyên chiến với Anh và Mỹ. Tuy nhiên, đối mặt với sự phẫn nộ của Nga và chi phí liên tục của cuộc chiến tranh Nhật Bản với Trung Quốc, Tướng Yamashita không có hứng thú. 

Cái mà Yamashita quan tâm là những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của người Đức trong việc chế tạo radar, máy bay, xe tăng và thiết bị quang học. Theo Yamashita, chỉ khi nào nước Nhật nắm vững các kỹ thuật này thì quân đội Thiên Hoàng mới "tính sổ" với Anh quốc!

Tuy vậy, tại cuộc gặp riêng tư, Hitler với tài hùng biện hiếm có đã áp đảo Yamashita. Cuối cùng, một thỏa thuận cũng được ký kết giữa Hitler và Yamashita. Theo đó, phía Nhật sẽ giao cho Đức 9,8 tấn molypden, 11 tấn vonfram, 2,2 tấn vàng, 3 tấn thuốc phiện và 54 kg cafein để đổi lấy 800kg oxit uranium, khoảng 4 tấn tài liệu, bản vẽ thiết bị quân sự, 1 ngư lôi siêu âm T-5, 1 động cơ 213 Jumo lắp trên máy bay tiêm kích Focke-Wulf 190, 2 hệ thống radar cùng các thiết bị quang học và kỹ thuật để làm ra chúng.

Với 800kg oxit uranium chưa làm giàu, nó không đủ để phát xít Nhật chế tạo một quả bom nguyên tử nhưng nó thừa khả năng biến thành những quả bom bẩn. Địa điểm giao nhận những loại hàng hóa nêu trên là cảng Lorient, Pháp, đã bị Đức Quốc xã chiếm đóng, Con tàu được Yamashita chọn để thực hiện nhiệm vụ cực kỳ bí mật này là loại tàu ngầm vận tải lớp C-3, mã danh I-52.

Khi cuộc xung đột tiếp diễn và tài nguyên của Đức bắt đầu cạn kiệt, Nhật Bản đã ra tay: Năm 1944, tàu ngầm I-52 của Nhật Bản bị lực lượng Đồng minh đánh chìm. Nó được cho là đang thực hiện nhiệm vụ cung cấp hơn hai tấn vàng, ngoài thuốc phiện, kim loại và các nguyên liệu thô khác, cho cỗ máy chiến tranh của Đức Quốc xã.

Một mối quan hệ khó khăn ban đầu giữa Yamashita và Hitler dường như đã trở nên thân mật hơn theo thời gian. Nói chuyện với các phóng viên vào tháng 6 năm 1941, sáu tháng sau cuộc gặp với Hitler, Yamashita nói rằng Nhật Bản và Đức quốc xã giống nhau đáng ngạc nhiên. Năm 1942, các quan chức Nhật Bản đã xung đột về việc có nên tiếp tục các cuộc chinh phạt của Nhật Bản ngoài những nỗ lực của họ ở Hà Lan, Ấn Độ và Myanmar hay không.  Nhưng cuộc thập tự chinh của Yamashita để có thêm lãnh thổ bằng bất cứ giá nào cuối cùng là điều không thể chối cãi. Trong những tháng cuối năm 1945, Yamashita bị kết án tử hình vì tội ác chiến tranh trước một tòa án quân sự của Mỹ. Vào tháng 2 năm 1946, ông ta bước 13 bước tới giá treo cổ, và mang theo bí mật về những kho vàng của ông ta đến suối vàng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem