Vì sao Lưu Bị lại cho Lã Bố nương nhờ?

Thứ năm, ngày 24/11/2022 10:31 AM (GMT+7)
Sau khi thất bại trong cuộc giao tranh với Tào Tháo, Lã Bố (hay Lữu Bố) có chạy tới nương nhờ Lưu Bị và đã được ông đồng ý.
Bình luận 0

Lưu Bị (161 - 223) tự là Huyền Đức, quận Trác thuộc U Châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ - Ảnh 1.

Tạo hình Lưu Bị trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: Sohu

Lưu Bị được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Tuy nhiên, không giống như Tào Tháo và Tôn Quyền xuất thân từ tầng lớp quý tộc và có cơ sở nhất định (có nhiều tài sản, uy danh gia tộc) để "làm vốn" trên đường gây dựng phát triển sự nghiệp, Lưu Bị tuy có danh nghĩa là dòng dõi nhà Hán nhưng ông xuất thân từ một gia đình nghèo nàn, thuở nhỏ phải đan giày cỏ kiếm sống. Vì vậy, quá trình phát triển thế lực của Lưu Bị trong thời loạn cũng vất vả, gian truân hơn, lâu dài hơn. Tuy gặp nhiều thất bại nhưng ông vẫn kiên định, không nản lòng, tỏ ra có chí khí lớn.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, sau khi Lưu Bị tiếp quản Từ Châu, nhận chức Từ Châu mục thay cho Đào Khiêm. Năm 195, Lã Bố thất bại trong cuộc giao tranh với Tào Tháo ở Duyện Châu, đến nương nhờ Lưu Bị.

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ - Ảnh 2.

Tạo hình Lã Bố trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: Sohu

Mọi người khuyên Lưu Bị không nên cho Lã Bố nương nhờ. Tuy nhiên, dù biết Lã Bố là người hay phản trác, nhưng Lưu Bị cũng không phải là người không biết đạo nghĩa bởi trước đó nếu không có Lã Bố đánh úp Duyện Châu của Tào Tháo thì Từ Châu chưa chắc đã được bình yên. Bây giờ Lã Bố thất thế nương nhờ, nếu họ Lưu không giúp thì không đúng với đạo nghĩa…

Theo phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, trong thời khắc này Lưu Bị đã đưa ra câu danh ngôn: "Thà để người thiên hạ phụ ta, ta không phụ người thiên hạ". Câu nói này đã thể hiện tấm lòng trượng nghĩa của ông, khiến mọi người không khỏi suy ngẫm.

Cuối cùng Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ đóng quân ở Tiểu Bái, một quận thuộc về Dự Châu nhưng nằm gần Hạ Bì - trung tâm Từ Châu và nằm trong tay người cai quản Từ Châu từ thời Đào Khiêm.

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ - Ảnh 3.

Là người coi trọng nhân nghĩa, nên Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ. Ảnh: Sohu

Cần phải khẳng định rằng Lưu Bị là một người không có gì đặc biệt, xuất thân bình dân, chỉ là một anh bán giày cỏ. So với những đối thủ của mình, Lưu Bị thua kém rất nhiều về địa vị, ông không bằng Viên Thiệu, ba đời làm tam công. Về mưu lược, quyền biến, ông chắc chắn thua Tào Tháo. Về võ Lưu Bị cũng không sánh nổi Lã Bố... Nhưng xét về lòng nhân nghĩa, Lưu Bị xứng đáng với danh hiệu anh hùng, xứng đáng làm đế vương nhờ tấm lòng yêu thương bách tính, quảng đại, đức độ.

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ - Ảnh 4.

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: Sohu

Chính vì có nhân nghĩa nên Lưu Bị, mặc dù chỉ là anh bán dép ngoài phố, đã lấy lòng được các anh hùng trong thiên hạ như Trương Phi, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung… và hàng ngàn hàng vạn dân chúng thời bấy giờ, lập nên đại nghiệp hùng tráng, chấn động lịch sử.

Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử việc Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ, còn ẩn chứ nhiều nguyên nhân sâu xa mà tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa chưa đề cập đến.

PV (Theo Người Đưa Tin)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem