Vì sao máy bay Nga dùng dù khi hạ cánh mà Mỹ ít dùng?

Đại Dương (theo Tou Tiao) Thứ sáu, ngày 06/12/2019 16:57 PM (GMT+7)
Những năm này, sự coi trọng của các nước đối với không quân chỉ có tăng không có giảm. Bởi vì các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy không quân trong chiến tranh tương lai vẫn có tác dụng không thể thay thế.
Bình luận 0

Để bồi dưỡng năng lực tác chiến của phi công, dù cho ngay trong thời bình, các nước cũng không ngừng huấn luyện phi công. Bình quân mỗi phi công một năm bay hàng trăm giờ. Bởi thế, sân bay quân dụng các nước đều luôn luôn có cảnh tượng bận rộn, một chiếc máy bay hạ cánh thì ngay lập tức một chiếc khác lại cất cánh lên.

Tuy nhiên, để ý kỹ thì thấy rằng máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga khi hạ cánh cần dựa vào dù giảm tốc nhưng khi máy bay của Mỹ hạ cánh thì lại rất ít khi dùng đến loại dù này. Vậy vì sao lại có sự khác biệt này? Phải chăng là do công nghệ phanh hãm của máy bay chiến đấu Nga, Trung chưa được tốt?

img

Chúng ta biết rằng khi máy bay chiến đấu từ trên cao hạ cánh xuống, tốc độ rất lớn, phần nhiều máy bay khi hạ cánh có tốc độ hơn 200 km/h. Nếu muốn tốc độ máy bay giảm một chút thì cần phải dựa vào hỗ trợ của ngoại lực. Hiện nay, máy bay chiến đấu của các nước trên thế giới thường dùng hai phương thức giảm tốc chủ yếu.

Phương thức thứ nhất là dựa vào dù giảm tốc và hệ thống phanh hãm của máy bay. Phương thức thứ hai không dùng dù giảm tốc mà chỉ dựa vào hệ thống phanh hãm. Nga, Trung cùng với đại đa số các nước khác trên thế giới dùng phương thức thứ nhất, tức là kết hợp dù giảm tốc và phanh hãm. Riêng Mỹ và một số ít quốc gia sử dụng phương thức thứ hai?

Đối với các cường quốc hàng không như Mỹ, Nga, máy bay chiến đấu có thể tạo thì nhỏ như các tấm phanh hãm tất nhiên cũng không khó gì, cho nên đây không phải vấn đề về công nghệ. Sở dĩ máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc sử dụng phương thức hạ cánh thứ nhất chỉ là vì một nguyên nhân là tiết kiệm tiền.

img

Muốn máy bay chiến đấu từ trạng thái tốc độ cao giảm xuống, thậm chí dừng lại thì hệ thống phanh hãm phải chịu một áp lực rất lớn. Tất nhiên chúng ta không được tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phanh hãm của máy bay chiến đấu nhưng ít nhất cũng đã thấy qua hệ thống phanh hãm của ô tô.

Khi phải phanh nhiều lần hoặc là ở điều kiện tốc độ cao mà sử dụng phanh đột ngột để dừng xe thì các tấm phanh vì ma sát lớn sẽ nhanh chóng nóng lên. Các má phanh của máy bay chiến đấu tuy tốt hơn nhiều so với má phanh của ô tô nhưng khi phanh thì cũng trở nên rất nóng, nhiều khi nóng đến đỏ lên, trường hợp nghiêm trọng thậm chí còn dẫn tới mất phanh.

Dùng trong thời gian dài, má phanh của máy bay chiến đấu cùng với lốp máy bay sẽ hao tốn rất lớn. Trong khi đó má phanh và lốp máy bay có giá không hề rẻ, muốn thay phải mất nhiều tiền. Nước Mỹ luôn nổi tiếng là giàu có cho nên không để ý đến khoản tiền này.

img

Việc dùng dù giảm tốc giúp hạ cánh thì dù giảm tốc chịu một phần áp lực nên lượng hao tổn của hệ thống phanh và lốp máy bay sẽ giảm đi. Do đó có thể tiết kiệm được không ít tiền bạc.

Tuy nhiên các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng không loại trừ hoàn toàn việc dùng dù hãm tốc. Trong nhiều trường hợp các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng vẫn sử dụng loại dù này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem