Vì sao Mỹ dừng sản xuất chiến đấu cơ F-22 "Chim ăn thịt"?

Quang Minh - NI Thứ tư, ngày 27/04/2016 00:00 AM (GMT+7)
F-22 được Mỹ dùng để đối kháng với Không quân Nga, nhưng loại máy bay từng được rất kì vọng này buộc phải dừng sản xuất vì ngốn quá nhiều tiền.
Bình luận 0

img

Chi phí vận hành F-22 là rất đắt đỏ, lên tới 70.000USD một giờ.

Nhiều người tin rằng chiến đấu cơ F-22 mạnh mẽ hơn chiếc F-35 đang được quân đội Mỹ ngốn quá nhiều tiền của thiết kế và sản xuất. Tuy nhiên ngày 21.4 vừa qua, khi Trung tướng Christopher Bogdan, giám đốc dự án sản xuất F-35 được hỏi về siêu chiến đấu cơ này, ông đã gợi ý “hãy hỏi những phi công đã lái cả hai loại F-22 và F-35 để có câu trả lời chính xác nhất”.

Vấn đề lớn nhất của chiếc F-22 chính là chi phí vận hành. Để một chiếc F-22 bay lượn trên bầu trời mỗi giờ, chi phí bỏ ra là quá lớn. Năm 2013, số liệu từ hệ thống Chi phí Không quân và Vận hành bay (AFCAP) đã công bố chi tiết về số tiền bỏ ra mỗi 60 phút trên trời, trong đó F-22 mất gần 70.000 USD (khoảng 150 triệu đồng) để bay mỗi tiếng. Con số này hầu như đắt gấp đôi so với những chiếc máy bay như F-15 hay A-10. Trong khi đó, chi phí vận hành F-35 chỉ là 32.000 USD, khá rẻ so với tính năng kĩ chiến thuật của loại máy bay ưu việt này.

img

F-22 không thể gắn những tên lửa không-đối-không hiện đại cho tới cuối năm 2017.

Với chi phí vận hành ở mức 32.000 đến 42.000USD một giờ, khi phi đội F-35 được tăng lên trong tương lai, các phi công quen dần với việc điều khiển F-35 thì số tiền chắc chắn sẽ hạ xuống. Dù con số này không thể rẻ hơn chiến đấu cơ F-16 ở mức 25.000 USD nhưng so với F-22 đã là một bước giảm đáng kể.

Một lí do nữa là F-35 có đội ngũ nhà máy hỗ trợ toàn diện hơn so với F-22 nên chi phí sản xuất hàng loạt máy bay này chắc chắn rẻ hơn sản xuất lại F-22. Ra mắt lần đầu năm 2005 nhưng chỉ 6 năm sau, dây chuyền sản xuất F-22 đã bị yêu cầu đóng cửa do chi phí quá cao. Chỉ có 187 chiếc F-22 được sản xuất trong khi con số dự kiến ban đầu là 750 chiếc.

img

F-22 chỉ có 187 chiếc, quá ít ỏi so với dự định ban đầu 750 chiếc.

Vũ khí cũng là một hạn chế trên F-22 dù được cho là “xương sống” của không quân Mỹ hiện nay. Các loại tên lửa không đối không tân tiến nhất như AIM-9X Sidewinder và AIM-120D sẽ không thể gắn trên F-22 cho đến cuối năm 2017.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem