Theo Sputnik, tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga một lần nữa lại trở thành tâm điểm của chú ý sau khi hình ảnh về máy bay này xuất hiện ở Syria. Video mới của kênh truyền hình Zvezda cũng cho thấy một cặp máy bay Su-57 đang trình diện ở quốc gia Trung Đông này.
Khi được hỏi về thông điệp đằng sau việc máy bay do thám này được gửi tới liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu ở Syria, nhà quan sát chính trị Syria, Ghassan Kadi và Christopher Assad có nhiều góc nhìn riêng.
Việc máy bay Su-57, hệ thống phòng thủ S-300 và S-400 của Nga được triển khai tới Syria đã gửi tới Mỹ và Israel thông điệp cứng rắn.
Su-57 chao lượn trên bầu trời Syria
Vào ngày 1/3/2018, bộ Quốc phòng Nga tuyên bố máy bay Su-57 đã được thử nghiệm ở Syria và chuyến thử nghiệm đó diễn ra vào tháng 2/2018. Khẳng định phi đội Su-57 đã hơn 10 lần xuất kích ở Syria, bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm, quá trình này “được triển khai nhằm kiểm nghiệm khả năng thực tế chiến đấu của máy bay mới này”.
Hôm 19/11, bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh Su-57 chao lượn trên quốc gia Syria và điều này trở thành chủ đề cho các cuộc thảo luận sôi động trên truyền thông Mỹ.
Joseph Trevithick của tạp chí Drive đặt ra nghi vấn về những mục tiêu khác khi thực hiện “chuyến bay ngắn tới Syria” của phi đội Su-57.
Theo ông Ghassan Kadi, ngoài nhiệm vụ thử nghiệm trong môi trường thực tế như bộ Quốc phòng Nga công bố, máy bay này còn có thể tới Syria “để giễu cợt hệ thống radar Mỹ ở Syria và họ đã thành công trong việc tránh không bị lộ diện”.
Về phần mình, ông Christopher Assad, một nhà quan sát chính trị ở Canada chỉ ra rằng các máy bay do thám của Nga đã gửi thông điệp cứng rắn tới Israel.
“Tôi xem động thái đó là một thông điệp cho Israel hơn là với Mỹ hay bất cứ đồng minh trong liên minh quân sự”, ông Christopher Assad cho biết khi nhắc tới cả việc thực nghiệm vũ khí cũng như công bố hình ảnh thực nghiệm. “Điều này đơn giản có nghĩa rằng cùng với S-300 và S-400 được Nga chuyển tới Syria, Israel đã bị khóa chặt mong muốn cũng như khả năng tấn công Syria và Lebanon”.
Theo ông Christopher Assad, triển vọng về một nền hòa bình toàn diện và lâu dài giữa Syria và Israel tăng cao nhờ sự can thiệp của Nga trong cuộc nội chiến 7 năm qua ở quốc gia Trung Đông này cũng như sự hợp tác giữa Moscow, Damascus và Tehran.
Cuộc tấn công hóa học vào Aleppo
Hôm 24/11, hãng thông tấn SANA đưa tin các phiến quân đã bắn đạn có chứa khí độc Clo vào al-Khalidiye ngoại ô Aleppo. Theo ước tính, khoảng từ 74 đến 107 người đã bị thương trong cuộc tấn công này.
Đầu tiên, trung tâm hòa giải Syria của bộ Quốc phòng Nga cho biết vào tối thứ Bảy tuần trước những đầu đạn 120-mm được bắn vào Aleppo từ khu vực Tây Nam của vùng giảm xung đột Idlib do lực lượng Hayat Tahrir Al-Sham kiểm soát.
Đáp trả lại vụ tấn công, các máy bay Nga đã triển khai các cuộc không kích vào phiến quân. Thổ Nhĩ Kỳ được thông báo trước về cuộc không kích này qua đường dây nóng.
Trước đó, Damascus đã lên kế hoạch tấn công vào Idlib, khu vực cuối cùng còn do khủng bố kiểm soát ở Syria. Tuy nhiên, sau đó một thỏa thuận lập vùng giảm xung đột ở đây được Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ký kết.
Bình luận về vấn đề Idlib, ông Kadi nhấn mạnh rằng rất khó để phán xét tình hình ở Idlib đặc biệt khi mà có số lượng lớn tổ chức khủng bố vẫn đang hoạt động tại đây.
Đã đến lúc Mỹ cần phải rời khỏi Syria
Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria vẫn là một thách thức cho Damascus và liên quân do Nga dẫn đầu.
Tướng Douglas Macgregor của quân đội Mỹ hôm 23/11 viết trên The National Interest rằng đã đến lúc Tổng thống Trump cần cho rút quân Mỹ khỏi Syria. Vị Tướng này cũng cảnh báo rằng các hoạt động quân sự của Mỹ ở Syria là “chứa chấp” khủng bố.
Theo ông Kadi, chính quyền Tổng thống Trump ý thức được thực tế rằng sự hiện diện của họ ở Syria không thể lâu dài. Mỹ có thể muốn rút quân và triển khai điều đó trong khả năng sớm nhất nhưng họ sẽ không bao giờ đưa ra quyết định này trước khi có được sự đảm bảo rằng Iran rút quân khỏi Syria.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.