Vì sao nhiều thiết giáp phương Tây 'vô dụng' trong cuộc chiến ở Ukraine?

Minh Nhật (theo BI) Chủ nhật, ngày 01/10/2023 14:00 PM (GMT+7)
Nhà phân tích Ukraine cho biết, xe thiết giáp do phương Tây sản xuất không có tác dụng ở Ukraine vì nó không được thiết kế cho một cuộc xung đột ở cường độ như thế này.
Bình luận 0
Vì sao nhiều thiết giáp phương Tây 'vô dụng' trong cuộc chiến ở Ukraine? - Ảnh 1.

Một nhà phân tích quân sự nói với The Wall Street Journal rằng, xe thiết giáp do phương Tây sản xuất đang thất bại ở Ukraine vì nó không được thiết kế để duy trì một cuộc xung đột ở cường độ như thế này.

Taras Chmut, một nhà phân tích quân sự, người đứng đầu Tổ chức Come Back Alive đã quyên tiền để mua và cung cấp vũ khí, thiết bị cho Ukraine nói rằng "rất nhiều thiết giáp của phương Tây không hoạt động ở chiến trường Ukraine vì chúng được tạo ra không phải để phục vụ cho một cuộc chiến tranh toàn diện như ở Ukraine mà nhưng chỉ dành cho những xung đột có cường độ thấp hoặc trung bình".

"Nếu bạn ném chúng (thiết giáp phương Tây) vào một cuộc tấn công hàng loạt, nó sẽ không hoạt động", ông Chmut nhấn mạnh.

Chmut tiếp tục nói rằng các đồng minh phương Tây của Ukraine thay vào đó nên cân nhắc việc cung cấp các hệ thống đơn giản hơn và rẻ hơn, nhưng với số lượng lớn hơn, điều mà Ukraine đã nhiều lần yêu cầu.

Bất chấp những bình luận của Chmut, một số hệ thống tiên tiến của phương Tây mà Ukraine nhận được đã được hình thành với mục đích để chiến đấu cường độ cao nhất - trong trường hợp NATO đối đầu với lực lượng Liên Xô. Xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất và xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams đã được chế tạo đặc biệt để chống lại lực lượng mặt đất của Liên Xô.

Nhưng giống như các hệ thống bọc thép khác, chúng dễ bị pháo và mìn tấn công. Trong khi đó, cả pháo và mìn đều là những thách thức đáng sợ khi Ukraine cố xuyên thủng mạng lưới phòng thủ của Nga.

Các quan chức Ukraine cho biết chưa đến 5% số xe tăng bị phá hủy kể từ khi bắt đầu chiến tranh là do bị các xe tăng khác hạ gục, số còn lại bị hư hỏng vì dẫm vào mìn, bị pháo binh, tên lửa chống tăng và máy bay không người lái tấn công. Điều này có nghĩa là độ phức tạp tương đối của xe tăng không còn quan trọng nữa.

Thiếu tướng Christian Freuding, giám đốc bộ phận kế hoạch và chỉ huy của Đức cho biết các chiến lược gia quân sự phương Tây vẫn chưa chấp nhận rằng trong cuộc chiến ở Ukraine, số lượng lấn át chất lượng.

Dù vậy, Ukraine vẫn tiếp tục yêu cầu các đồng minh của mình cung cấp thêm xe tăng và thiết bị quân sự hiện đại hơn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần chỉ trích các đồng minh phương Tây vì sự chậm trễ trong việc giao vũ khí. Ông Zelensky hồi đầu tháng này cho biế, việc chuyển giao vũ khí chậm hơn đang làm tổn hại đến cơ hội thành công của Ukraine trong cuộc phản công đang diễn ra.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem