Vì sao nông dân tỉnh Tiền Giang phá bỏ cây mãng cầu Xiêm rất nhanh, từ 1.000ha nay còn có 100ha?
Vì sao nông dân tỉnh Tiền Giang phá bỏ loài cây ra trái đặc sản, từ 1.000ha nay còn có hơn 100ha?
Thứ năm, ngày 21/10/2021 14:21 PM (GMT+7)
Trước đây, có thời điểm diện tích cây mãng cầu Xiêm đến gần 1.000 ha, nhưng hiện nay giảm còn hơn 100 ha, tập trung nhiều ở xã Tân Phú, xã Tân Thới (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).
Huyện cù lao Tân Phú Đông là vùng chuyên canh cây mãng cầu Xiêm của tỉnh Tiền Giang. Gần đây, nông dân địa phương này phá bỏ dần loại cây đặc sản-mảng cầu Xiêm để chuyển mục đích khác. Nếu không có giải pháp “cứu vãn” thì cây mãng cầu Xiêm sẽ mất dần diện tích ở tỉnh Tiền Giang.
Cây mãng cầu Xiêm đã xuất hiện ở vùng cù lao Tân Phú Đông gần 20 năm qua, gắn bó với đại bộ phận người nông dân địa phương.
Đây là loại cây thích hợp với vùng đất phèn mặn, cho năng suất đến hơn 20 tấn/ha. Tuy nhiên gần đây, đầu ra trái mãng cầu Xiêm gặp bấp bênh, giá cả sụt giảm, chỉ còn trên dưới 10 nghìn đồng/kg.
Trước đây, có thời điểm diện tích cây mãng cầu Xiêm đến gần 1.000 ha, nhưng hiện nay giảm còn hơn 100 ha, tập trung nhiều ở xã Tân Phú, xã Tân Thới.
Do hiệu quả kinh tế thấp nên hiện tại, có nhiều nông dân tiếp tục đốn bỏ cây mãng cầu Xiêm để chuyển mục đích sản xuất khác như trồng hoa màu, trồng dừa, nuôi thủy sản...
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, mãng cầu Xiêm là loại trái cây đặc sản chủ lực ở vùng cù lao. Do đó, địa phương mong muốn duy trì diện tích loại cây này nhưng rất khó khăn.
"Cây mãng cầu giá cả đầu ra bấp bênh, nông dân trồng không có lãi. Thứ hai là do giá thấp, bán không lãi nên người nông dân không đầu tư. Cây già cỗi, suy kiệt từ từ, họ chuyển đổi sang cây trồng khác. Chúng tôi cũng đề nghị Sở Nông nghiệp-PTNT có thể giúp cho huyện phục hồi lại cây mãng cầu”, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.