Ông Huỳnh Uy Dũng - chủ của các Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1, 2, 3; nhiều khu dân cưvà Khu du lịch Đại Nam là nhân vật có nhiều đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương đã có một quyết định gây bất ngờ với nhiều người là “dứt áo” đi khỏi tỉnh này. Vậy điều gì đã khiến ông Dũng đi đến một quyết định có thể coi là hết sức khó khăn với bản thân?
Từ chủ trương của tỉnh...Theo trần tình của ông?Dũng, vào thời điểm năm 2004, tỉnh Bình Dương gặp nhiều khó khăn khi nợ Bộ Tài chính 1.000 tỷ đồng đến hạn phải trả, cũng là dịp ông đang tiến hành xây dựng Khu du lịch Đại Nam. “Do khó khăn khi phải tìm nguồn tiền trả nợ cho Bộ Tài chính, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã vận động tôi mua lại khu đất trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị Bình Dương để khi thấy tôi vào đầu tư thì thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác, qua đó tạo thêm nguồn để tỉnh có tiền trả nợ đúng hạn.
Thật tình tôi không muốn làm nữa, cộng thêm vì đã đuối sức do đang làm Khu du lịch Đại Nam. Muốn mua khu đất đó thì tôi phải vay ngân hàng hơn 400 tỷ đồng, một số tiền rất lớn vào thời điểm đó. Dù khó khăn nhưng cuối cùng tôi cũng đồng ý” – ông Dũng cho biết.
Khu đất tại KCN?Sóng?Thần 3 mà chủ đầu tư dự định xây hàng chục ngàn chỗ ở cho công nhân, tuy nhiên suốt 7 năm qua chưa thể triển khai chỉ vì chưa có quy hoạch chi tiết 1/500.
Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính về đất đai, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đã được tỉnh Bình Dương giao 533,84ha để lập dự án kinh doanh. Ngày 22.6.2006, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định (số 2940/QĐ-CT) về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, trong đó có 61,49ha đất ở được phép sử dụng lâu dài, đối với KCN Sóng Thần 3 thuộc Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị Bình Dương và phê duyệt dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Sóng Thần 3.
Từ sự phê duyệt này, năm 2008, chủ đầu tư bắt đầu sử dụng nguồn tiền đầu tư thông qua hợp đồng góp vốn với CBCNV của công ty, các chuyên gia và doanh nghiệp có nhu cầu xây nhà ở, nhà trọ cho công nhân đang làm việc trong KCN. Theo tính toán, dự án này sẽ tạo khoảng 50.000 chỗ ở cho công nhân tại các KCN.
Theo định hướng của tỉnh cần giảm bớt diện tích KCN chuyển sang phát triển dịch vụ để đảm bảo cảnh quan cho khu hành chính của tỉnh Bình Dương (tại thông báo số 11/TB –UBND ngày 17.1.2008 của UBND tỉnh Bình Dương) và căn cứ quy hoạch chi tiết đã được duyệt, công ty đã có văn bản trình UBND tỉnh Bình Dương, Sở Xây dựng, Ban quản lý các KCN tỉnh, Ban quản lý phát triển KCN dịch vụ đô thị Bình Dương xem xét chấp thuận cho KCN Sóng Thần 3 được chia tách 533,84ha đất mà tỉnh giao cho công ty để xây dựng KCN Sóng Thần 3 thành 2 dự án: KCN Sóng Thần 3 và Khu dân cư đô thị Đại Nam để xây dựng nhà ở cho chuyên gia, nhân viên và công nhân làm việc trong khu công nghiệp. Các sở, ban ngành chuyên môn như Sở Xây dựng, Ban quản lý các KCN Bình Dương… cũng đã có văn bản trình UBND tỉnh chấp thuận cho chủ đầu tư chia tách dự án như đã đề cập.
...Đến việc “ngâm” quy hoạch chi tiết 1/500Do có nhiều chủ đầu tư trong khu liên hợp xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết nên ngày 4.5.2009, Sở Xây dựng Bình Dương đã họp với các sở, ban ngành để bàn về việc thống nhất nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu liên hợp nói trên. Cuộc họp này có mặt nhiều nhà đầu tư khác như: Công ty TNHH Phát triển KCN Kim Huy, Công ty Liên doanh KCN Việt Nam – Singapore, Công ty TNHH Xây dựng – Đầu tư Đại Đăng, Công ty Hưng Thịnh…
Sau cuộc họp này, Sở Xây dựng Bình Dương yêu cầu lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu đất ở quy mô 61,49ha đã được UBND tỉnh Bình Dương cho phép sử dụng lâu dài (tại Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 7.7.2008 của UBND tỉnh) đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày 22.10.2009, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đã lập quy hoạch chi tiết 1/500 trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự án tại KCN Sóng Thần 3.
Theo biên bản làm việc lập với các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đề nghị thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, không đề nghị chuyển đổi một phần đất KCN thành đất ở, không chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Qua kiểm tra, ông Trần Văn Dũng– Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương cho rằng, chủ đầu tư phải lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 chính là để quản lý xây dựng đảm bảo kiến trúc, cảnh quan đô thị. Trong khi đó, ông Bùi Văn Hai – Phó Giám đốc Sở TNMT Bình Dương – cũng cho rằng chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, được giao đất sử dụng lâu dài nên có các quyền chuyển nhượng, kêu gọi đầu tư góp vốn là đúng quy định của Luật Đất đai.
Sau đợt kiểm tra này, Sở Xây dựng đã có báo cáo kết quả chủ đầu tư đã hoàn thành xong các nghĩa vụ tài chính đối với đất đai. Chủ đầu tư đã thỏa thuận góp vốn với 700 nhân viên, 2.630 lô đất, số tiền 414,36 tỷ đồng, tổng diện tích đưa vào góp vốn 32,36ha (trong diện tích khu ở 61,49ha) và kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu đất hành chính – dịch vụ - kho bãi và khu ở trong KCN 71,388ha.
Thế nhưng, ông Lê Thanh Cung – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương (nay là chủ tịch)– đã có văn bản (số 3184/UBND-KTTH) về việc tiếp tục kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3. Trong văn bản này có nội dung: “Trong quá trình lập và chờ cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đối với khu chức năng (hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở), không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong KCN dưới bất cứ hình thức nào”.
Doanh nghiệp không chết mới là lạ!
Theo các chuyên gia pháp lý, văn bản của ông Lê Thanh Cung - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương (nay là chủ tịch) trái với quy định của Luật Đất đai. Tại khoản 2, Điều 110, Luật Đất đai quy định: “Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a/chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;…”.
|
Tiếp tục kiểm tra, Sở Xây dựng lại có văn bản kiến nghị đồng thuận, thế
nhưng UBND tỉnh vẫn im lặng không giải quyết. Điệp khúc đó cứ lặp đi lặp
lại, mỗi lần mất vài tháng… và đến lần kiến nghị sau cùng - ngày
12.8.2010, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ
trương điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3 thành Khu dân cư
Đại Nam và KCN Sóng Thần 3, đồng thời có ý kiến thống nhất và trình
Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu
liên hợp theo hướng tăng diện tích đất đô thị, giảm diện tích đất công
nghiệp. Thế nhưng cho đến nay, UBND tỉnh Bình Dương vẫn chưa duyệt quy
hoạch chi tiết 1/500,dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà tỉnh Bình Dương đưa ra. Sự im lặng này đã đẩy doanh nghiệp vào tình thế vô
cùng khó khăn.
Do không có quy hoạch chi tiết 1/500, nên dự án xây dựng khu đô thị nhà ở cho các chuyên viên, nhân viên và công nhân trong dự án KCN Sóng Thần 3 đã ngưng trệ hơn 7 năm qua. Gần 50% những người tham gia góp vốn đã không thể chờ đợi mãi nên đã đòi lại tiền. Chủ đầu tư đã phải trả lại toàn bộ số tiền góp vốn kể cả lãi suất ngân hàng, số tiền lên đến gần 500 tỷ đồng. Nếu là một doanh nghiệp bình thường, nếu không đủ uy tín và tiền bạc thì có lẽ đã chết từ lâu khi mà "lệ" nằm trên cả luật theo kiểu ban hành văn bản trái quy định của Luật Đất đai như lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Đó là lý do góp phần thúc đẩy ông Dũng “lò vôi” quyết định “dứt áo” đi khỏi tỉnh Bình Dương.
Võ Đức Phúc (Võ Đức Phúc)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.