Nhật Bản đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về tỷ lệ sinh giảm. Với ít hơn 800.000 ca sinh được ghi nhận vào năm ngoái, đây là mức thấp nhất trong quốc gia 125 triệu dân kể từ khi bắt đầu thu thập thông tin. Thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida, đã cảnh báo rằng xu hướng này đe dọa khả năng phát triển của đất nướci. Chính phủ Nhật Bản đã coi việc giải quyết vấn đề này là ưu tiên hàng đầu.
Tỷ lệ sinh giảm ở Nhật Bản là một vấn đề phức tạp có nhiều nguyên nhân. Một số quan điểm cho rằng nó có liên quan tới các vấn đề kinh tế, họ lập luận rằng sự tăng trưởng trì trệ kéo dài của đất nước không khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con.
Đất nước này cũng có dân số già thứ hai thế giới sau Monaco và các quy định nhập cư tương đối nghiêm ngặt khiến tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng. Ngoài ra, các chuẩn mực bảo thủ và cấu trúc tài chính thiên về gia đình đã dẫn đến tỷ lệ sinh con ngoài giá thú ở Nhật Bản chỉ là 2,4%, thấp nhất trong nhóm 38 quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).
Vì sao người dân Nhật Bản chọn lựa không sinh con?
Vấn đề tỷ lệ sinh giảm đặc biệt nghiêm trọng ở Nhật Bản và truyền thông nước này liên tục đưa tin về nó. Trong đó, một bài báo đã tạo xôn xao khi dùng hashtag "#không có con suốt đời" để mở đầu trên Twitter. Nó cũng cho biết Nhật Bản có tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 50 chưa bao giờ sinh con cao nhất trong OECD.
Chia sẻ với truyền thông, nhà văn 47 tuổi, Tomoko Okada từ lâu đã cảm thấy "xấu hổ" về việc không có con và ban đầu ngần ngại khi nói về nó bởi vì sợ gặp phải những lời chỉ trích như thường lệ. Thay vào đó, cô thấy hầu hết các cuộc thảo luận đầy thấu cảm, trong đó những người phụ nữ giải thích lý do tại sao họ không hoặc không thể lập gia đình.
"Tôi từng tin tưởng mạnh mẽ rằng sinh con là điều bình thường mà mọi người nên làm", nhà văn tự do 47 tuổi nói với AFP.
Cô đã thử các dịch vụ mai mối với hy vọng tìm được bạn đời nhưng không gặp may mắn và cảm thấy tội lỗi khi cha cô yêu cầu có cháu nhân Ngày của Cha. Nhưng việc đăng trải nghiệm của cô ấy và đọc những trải nghiệm của người khác đã giúp cô ấy cảm thấy "cách sống của mình cũng ổn".
Tuy nhiên, trong khi nhiều người đang nói về vấn đề giảm tỷ lệ sinh của Nhật Bản, thì rất ít phụ nữ tham gia vào cuộc tranh luận chính thức về vấn đề này. Với các nhà lập pháp nữ chiếm ít hơn 10% trong hạ viện đầy quyền lực của Nhật Bản, nội các gồm 19 bộ trưởng của Kishida chỉ bao gồm hai phụ nữ, hầu hết những người tham gia tranh luận đều là nam giới. Điều này đã khiến một số phụ nữ cảm thấy bị gạt sang một bên.
"Đừng đổ lỗi cho phụ nữ về tỷ lệ sinh thấp", Ayako, một cư dân Tokyo 38 tuổi không có con, viết trên Twitter, người đã sử dụng hashtag để kêu gọi công nhận "nhiều lựa chọn" trong cuộc sống. Cô nói với AFP rằng, vai trò giới tính truyền thống của Nhật Bản là trung tâm của vấn đề. Một cuộc khảo sát năm 2021 của chính phủ cho thấy phụ nữ Nhật Bản dành thời gian làm việc nhà và chăm sóc con cái nhiều hơn khoảng 4 lần so với nam giới, ngay cả khi bây giờ có nhiều ông chồng bắt đầu làm việc nhà hơn trước kia.
Ayako thẳng thắn trên mạng nhưng cho biết cô thấy mình bị "xa lánh" khi nói về các vấn đề liên quan đến giới tính trong cuộc sống thực và không muốn cho biết họ của mình. "Thật khó để cất lên tiếng nói của bạn trong thế giới thực. Tôi cảm thấy như phụ nữ nhận quá nhiều lời chỉ trích chỉ vì bày tỏ ý kiến của mình", cô nói.
Sự tăng trưởng trì trệ kéo dài của đất nước cũng được cho là nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng không muốn có con. Nền kinh tế không còn mạnh như trước và nhiều người trẻ cảm thấy rằng họ không đủ khả năng để lập gia đình do tài chính không ổn định. Nhiều thanh niên ở Nhật Bản phải làm việc nhiều giờ và bị trả lương thấp, khiến họ trì hoãn việc có con. Hơn nữa, nhiều người trẻ đang chọn ưu tiên cho sự nghiệp và cuộc sống cá nhân hơn là lập gia đình. Sự thay đổi trong các ưu tiên này đã góp phần làm giảm tỷ lệ sinh khi ngày càng có nhiều người chọn không sinh con.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.