Vì sao tàu sân bay Mỹ không thể bị đánh chìm?

Minh Anh Thứ bảy, ngày 13/08/2016 08:35 AM (GMT+7)
Các tàu sân bay khổng lồ là biểu tượng sức mạnh của quan đội Mỹ. Không có loại vũ khí nào đủ sức hỗ trợ máy bay chiến đấu hàng tháng triển biển như các tàu sân bay này, chính vì vậy, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Bình luận 0

Hiện nay Mỹ là lực lượng duy nhất trên thế giới vận hành một hạm đội tàu sân bay với 10 chiếc, trong đó luôn có ít nhất 3 chiếc hoạt động ngoài đại dương. Tuy nhiên, 2 vấn đề luôn được đặt ra đối với tàu sân bay đó chính là chi phí và khả năng dễ bị tấn công.  

Mỗi khi tàu sân bay Mỹ tham chiến, nó không đi một mình và kéo theo cả chục tàu hộ tống và hỗ  trợ khác, điều làm chi phí tăng cao. Chi phí để đóng và vận hành tàu sân bay quả thật rất lớn nhưng nó vẫn là thích hợp đối với những gì một chiếc tàu sân bay mang lại. Hiện nay Mỹ không thể sử dụng bất kì chiến thuật hay phương tiện nào để thay thế tàu sân bay, ngoài ra, sử dụng tàu sân bay vẫn được cho là tiết kiệm hơn với việc xây dựng căn cứ cố định trên khắp thế giới để hỗ trợ cho chiến đấu cơ.

img

Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ

Vấn đề dễ dàng bị tấn công là điều nên bàn luận hơn do mỗi tàu sân bay chở theo khoảng 5.000 thủy thủ và nhân sự hỗ trợ khác. Phá hủy được một chiếc tàu sân bay sẽ là thành công không thể tuyệt vời hơn đối với kẻ thù của Mỹ. Tuy nhiên, khả năng để một nước nào đó làm việc này có lẽ gần như bằng không và dưới đây là nguyên nhân.

Tàu sân bay Mỹ rất nhanh và khó bị tổn hại: Kích thước lớn của các tàu sân bay khiến một ngư lôi hay tên lửa thông thường không thể đánh chìm được nó ngay cả khí bắn trúng mục tiêu. Ngoài ra, nó cũng có khả năng di chuyển với vận tốc 55 km/h, tức là nhanh hơn tàu ngầm khi bơi ở trạng thái lặn dưới mặt nước.

Hệ thống phòng vệ của tàu sân bay: Tàu sân bay Mỹ được trang bị các hệ thống phòng vệ chủ động và bị động để phá hủy các loại tên lửa hành trình bay tầm thấp hay tàu ngầm. Các loại vũ khí này bao gồm cảm biến hiệu suất cao, tên lửa dẫn đường bằng radar và 20 súng máy Gatling có tốc độ bắn 50 viên đạn/phút.

Không đoàn tàu sân bay bao gồm hơn 60 chiếc đấu cơ các loại và một đội máy bay cảnh báo sớm có khả năng theo dõi được các mối nguy hiểm từ khoảng cách xa hàng trăm km. Ngoài ra, tàu sân bay cũng chở theo đội trực thăng chống ngầm, chống mìn và chống tàu mặt nước. Tất cả các cảm biến và vũ khí sẽ tạo thành mạng lưới với nhau thông qua một trung tâm xử lí thông tin đặt ngay trên boong tàu.

Tàu sân bay không đi một mình: Tàu sân bay thường triển khai theo “nhóm tác chiến”, bao gồm nhiều tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Aegis là hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới, có khả năng đánh chặn nhiều mối đe dọa trên không bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, các tàu này cũng hoạt động thành mạng lưới với các tàu chiến mặt nước khác để tấn công cả tàu ngầm, tàu chiến của quân địch hay các radar, cảm biến điều khiển tên lửa tấn công.

Nhóm tác chiến tàu sân bay còn thường bao gồm cả một tàu ngầm tấn công tàng hình có khả ngăn ngừa mối nguy hiểm dưới mặt nước.

img

Tàu sân bay Mỹ không bao giờ đi một mình

Chiến thuật của hải quân Mỹ: Mặc dù tàu sân bay Mỹ được bảo vệ bởi những lớp phòng thủ dày đặc, nó vẫn đối mặt với nguy hiểm khi đứng gần kẻ thù. Chính vì vậy, chiến thuật hoạt động là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự sống sót của cả nhóm tàu sân bay.

Ví dụ, tàu sân bay không bao giờ hoạt động ở một khu vực chưa được dọn mìn bởi các tàu hỗ trợ khác. Nó cũng đứng ở khu vực biển lớn thay vì đi vào những vùng có mật độ các tàu qua lại đông đúc. Ngoài ra, tàu sân bay sẽ liên tục di chuyển nhằm làm loạn tín hiệu do tìm của đối phương.

Công nghệ phòng thủ mới: Nhiều đồn đoán về các mối đe dọa mới cho các tàu sân bay đã xuất hiện, do đó, hải quân Mỹ đã đầu tư mạnh vào công nghệ tấn công và phòng thủ nhằm đề phòng trường hợp xấu nhất. Một vài bước tiến quan trọng đã đạt được những năm gần đây bao gồm kết nối các hệ thống cảm biến và thiết bị điện tử, giúp tối đa hóa hiệu quả. Sau khi F-35 đi vào hoạt động, Mỹ cũng tính trang bị chiến đấu cơ tàng hình hệ thống tác chiến điện tử có khả năng gây nhiễu sóng hệ thống điều khiển vũ khí của quân địch.

Tóm lại, chỉ có một vài nước trên thế giới đủ khả năng tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ và nếu muốn đánh đắm nó, các quốc gia này phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Động cơ năng lượng hạt nhân cho phép tàu sân bay có thể hoạt động không giới hạn. Ngoài ra, với tốc độ đầu tư vào công nghệ như hiện nay, tàu sân bay sẽ vẫn là một biểu tượng cho tiềm lực trên biển của Mỹ trong hàng thập kỉ tới. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem