Vì sao Trư Bát Giới lại nuốt chửng quả nhân sâm mà không nhai như Tôn Ngộ Không?
Vì sao Trư Bát Giới lại nuốt chửng quả nhân sâm mà không nhai như Tôn Ngộ Không?
Thứ năm, ngày 03/10/2024 08:30 AM (GMT+7)
Ai cũng biết Trư Bát Giới tham ăn, nhưng việc hắn nuốt chửng cả quả nhân sâm ngàn năm mà không nhai kỹ lại ẩn chứa một bí mật động trời. Phải chăng, đằng sau hành động vội vàng đó là một âm mưu thâm sâu?
Vì sao Trư Bát Giới lại nuốt chửng quả nhân sâm mà không nhai như Tôn Ngộ Không?
Nhiều người khi đọc "Tây Du Ký" thường chỉ chú ý đến Tôn Ngộ Không tài năng như thế nào và Phật Tổ Như Lai uy lực ra sao. Nhưng khi đọc tiểu thuyết một cách có hệ thống hơn, chúng ta ngạc nhiên khi thấy "Tây Du Ký" không chỉ nói về chiến đấu mà còn về quan hệ con người và các quy tắc xã hội. Hiện thân tốt nhất của điều này là quả đào tiên.
Bởi vì trong nguyên bản, tất cả các vị thần sẽ phải chịu lịch khiếp vào năm thứ 500 (tính theo lịch trên thiên giới), và họ sẽ chuyển khiếp nếu không thể tránh được. Vì vậy, đào tiên có thể là giải pháp cho các vị thần tiên, nên Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã lợi dụng điều này để khống chế nhiều vị thần. Các vị thần được ăn quả đào tiên sẽ tăng tuổi thọ và tu vi, pháp lực. Mỗi loại đào tiên có công dụng kéo dài tuổi thọ khác nhau. Và mỗi lần tiệc bàn đào, chỉ những vị thần tiên có địa vị lớn, quan trọng mới được thưởng đào.
Đào tiên chỉ có trên tiên giới nên thầy trò Đường Tăng ở hạ giới về cơ bản không đủ tư cách để ăn chúng trên đường đi thỉnh kinh. Nhưng họ đã rất may mắn khi ăn được một "phiên bản yếu hơn" của quả đào tiên, đó là quả nhân sâm. Vì vậy, Tôn Ngộ Không và hai sư đệ đã chọn việc lấy và ăn trộm nhân sâm. Nhưng ở cảnh này, Tôn Ngộ Không và Sa Tăng ăn rất tao nhã, nhưng Trư Bát Giới lại chọn nhuốt chửng. Kết quả là hắn cũng không biết quả nhân sâm có mùi vị như thế nào. Dù ở kiếp trước, Trư Bát giới đã từng được ăn đào tiên ở tiệc bàn đào. Vậy tại sao Trư Bát Giới lại ăn vội như thế?
Như đã đề cập ở phần đầu, sự tồn tại như quả đào tiên, quả nhân sâm trong thế giới "Tây Du Ký" là điều mà mọi vị thần đều khao khát. Nhưng cách ăn nhân sâm của Trư Bát Giới giống như đang tham gia một cuộc thi ăn uống lớn sau khi bị đói hàng chục ngày. Nếu Trư Bát Giới thật sự chỉ là một con lợn yêu thì cũng không sao cả, lợn vốn là kẻ tham lam, tự nhiên là ăn trước.
Nhưng Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, trong nguyên tác cũng đề cập đến việc hắn được tham gia Lễ hội bàn đào và thưởng đào tiên. Vậy tại sao hắn lại hào hứng với quả nhân sâm vốn có khả tăng tăng tuổi thọ ít hơn nhiều so với quả đào tiên?
Khi Trư Bát Giới làm Thiên Bồng Nguyên soái, chắc hẳn hắn đã rất ý thức được tầm quan trọng của loại quả trường sinh này đối với các vị thần. Vì thế, khi hắn dự bàn đào dù rất hào hứng nhưng vẫn thận trọng khi ăn đào tiên một cách từ từ. Việc này vì hắn hiểu được cần giữ hình tượng với cương vị là tướng quân, đây cũng phép xã giao một cách tự nhiên và tuân thủ lễ nghi trên thiên đình. Nhưng khi bị ném xuống phàm trần, hắn chỉ là một con yêu quái, không còn chú trọng đến việc giữ hình ảnh và cũng không phải thực hiện theo các lễ nghi.
Cho nên sau khi Trư Bát Giới biến thành yêu quái lợn, trong hắn chứa đầy thuộc tính tham ăn. Đây là bản năng của động vật, không dễ kiểm soát.
Cuối cùng, trong nguyên tác đề cập đến quả nhân sâm và quả đào tiên. Trên thực tế, cả hai đều có một đặc điểm, đó là những thứ này được cô đọng bởi linh khí của trời đất. Vì vậy, khi quả rơi xuống đất linh khí sẽ từ từ tiêu tán. Đặc biệt là quả nhân sâm, theo thời gian sẽ khiến đất dưới gốc dần cứng lại.
Điều này thực ra cũng giống như những loại trái cây trong cuộc sống của chúng ta. Khi một quả táo được hái khỏi cây, nó sẽ mất đi chu kỳ riêng của mình. Theo thời gian, quả chỉ có thể thối rữa từ từ, không bao giờ phát triển như còn ở trên cây.
Hiển nhiên Tôn Ngộ Không và Sa Tăng không biết bí mật này, nhưng Trư Bát Giới đã ăn qua đào tiên ở tiệc bàn đào, cho nên hắn tự nhiên hiểu được. Khi đã hiểu rõ đặc tính của thứ quả này, hắn đương nhiên sẽ không chút do dự và nuốt cả quả.
Tất nhiên, ngoài những lý do trên, còn có một chi tiết được cung cấp trong phim truyền hình. Trong phiên bản phim truyền hình năm 1986, Trư Bát Giới ăn rất nhanh, sau đó làm điệu bộ với Tôn Ngộ Không, nói rằng hắn căn bản không cảm nhận được mùi vị, sau đó khuyến khích Tôn Ngộ Không đi lấy trộm thêm một ít quả nhân sâm.
Nếu chúng ta nhìn theo logic này thì Trư Bát Giới vốn là kẻ quỷ quyệt, vốn mỗi người một quả, ăn xong sẽ hết. Nhưng hắn không ngần ngại ăn nhanh phần của mình, sau đó khẳng định mình chưa kịp thưởng thức hương vị của quả thần. Và nhiều trường hợp khi người khác bị xúi dục, lòng tham dễ trỗi dậy và dần phạm tội. Trư Bát Giới có lòng tham đã đến cực điểm, nên hắn lại càng xảo quyệt hơn. Và hình ảnh của hắn trong phim càng tôn nên bản tính xấu xí của một con người tham lam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.