Vì sao Trung Quốc “lo sợ” các máy bay trinh sát điện tử của Mỹ?

Thứ năm, ngày 15/05/2014 23:05 PM (GMT+7)
Tờ Strategypage vừa tiết lộ, các máy bay trinh sát Mỹ EP-3 và RC-135 khiến Trung Quốc lo ngại vì luôn “quấy nhiễu” hệ thống phòng không bờ biển vốn yếu ớt của Trung Quốc khiến nước này khó mà thực hiện nổi tham vọng mở rộng lãnh hải.
Bình luận 0
Lý do đầu tiên Trung Quốc dè trừng các máy bay trinh sát điện tử EP-3 của Hải quân Mỹ và RC-135 của Không quân Mỹ khỏi bờ biển của Trung Quốc xuất phát từ chính điểm yếu trong các hệ thống phòng không của nước này.

Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Mỹ. Ảnh: Defenseindustrydaily
Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Mỹ. Ảnh: Defenseindustrydaily

Cụ thể, theo Strategypage, hệ thống radar giám sát không quân cùng các lực lượng hỗ trợ phòng không của Trung Quốc, trong thực thế, chỉ là một bộ sưu tập yếu ớt của các thiết bị vừa cũ vừa mới mà không bao giờ tạo ra một mạng lưới kết nối thành một hệ thống đáng tin cậy duy nhất. Điều đó có nghĩa rằng, nếu phân tích kỹ mạng lưới này từ các vùng biển quốc tế (ít nhất từ 22 km trở ra từ bờ biển) đã lộ rõ lỗ hổng cho phép các máy bay khác có thể khai thác tấn công vào được.

Thậm chí điều này sẽ nhân đôi rắc rối cho Trung Quốc vì Mỹ có thể sẽ chia sẻ những thông tin như vậy cho các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ loại bỏ sử dụng các máy bay và tàu giám sát hoạt động dọc bờ biển của Trung Quốc. Vì thực tế, hầu hết các tàu và máy bay của Mỹ lại thuộc loại trinh sát điện tử.

Một số tàu và máy bay của Mỹ được dùng cho việc theo dõi các cơ sở quân sự được xây dựng dọc theo bờ biển của Trung Quốc. Còn lại các hoạt động trinh sát của Mỹ diễn ra trong không phận và lãnh hải quốc tế, nhưng Trung Quốc cũng hiểu rằng chỉ cần như thế cũng đủ để Mỹ thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích.

Thế nên, theo Strategypage tiết lộ, Trung Quốc đã từng nói bóng gió rằng, nếu Mỹ không ngừng hoạt động “rình mò” này thì sẽ có nhiều cuộc đối đầu với máy bay và tàu của Trung Quốc. Cuộc đối đầu ấy có thể không khác gì như cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga trong những năm đầu của Chiến tranh lạnh khiến hàng chục nhân viên quân sự Mỹ thiệt mạng. Hiện Trung Quốc đang cố gắng nhưng cho đến nay đã không thành công khi đơn phương sửa đổi luật pháp quốc tế để mở rộng lãnh hải một cách trái phép.

Dù máy bay EP-3 và RC-135 đang trở nên già đi và sẽ được thay thế bằng các máy bay không người lái (UAV) nhưng đến nay chúng vẫn là những công cụ tốt nhất để Mỹ có thể lấy được các thông tin từ những lỗ hổng trong một vùng phủ sóng radar hay những khoảng trống của hệ thống phòng không của các kẻ thù tiềm năng. EP-3 và RC-135 trở nên cần thiết hơn kể từ sau sự kiện ngày 11.9.2001 ở Mỹ.

Đặc biệt máy bay RC-135 là một loại có thể hút rất nhạy các tín hiệu điện tử. RC-135 đã chứng minh có thể phân loại chính xác các tín hiệu điện tử từ bất kỳ thiết bị điện tử nào của đối phương được sử dụng ở Afghanistan. Strategypage cho rằng, hầu hết các thiết bị điện tử đó lại là những thứ Trung Quốc đang có. Khi Mỹ rút đội quân máy bay trinh sát điện tử khỏi Iraq và Afghanistan thì sẽ có nhiều hơn loại máy bay này được tăng cường làm nhiệm vụ dọc theo bờ biển của Trung Quốc.

Từ chiến trường Afghanistan, máy bay RC-135 đã thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu khi đương đầu với các lực lượng vũ trang, thu thập được một loạt các tín hiệu điện tử và phân tích chúng một cách nhanh chóng. Các nỗ lực phân tích qua các mô hình tìm kiểm từ dấu hiệu điện tử của các lực lượng đánh bom thể hiện qua điện thoại di động và máy bộ đàm hay qua hình ảnh trực quan chụp bằng các camera giám sát. Bằng cách sử dụng công cụ phân tích và tính toán bằng phần mềm và máy tính, máy bay có thể nhanh chóng phát hiện nơi đối tượng đến và truyền tín hiệu cho các lực lượng mặt đất nhanh chóng tấn công các vị trí đó.

Cùng với kinh nghiệm này, RC-135 của Mỹ còn có thể giảm tương đối rủi ro khi đương đầu với các loại súng máy hoặc tên lửa phòng không vác vai. Thậm chí RC-135 còn có thể làm việc đạt hiệu quả nhất vào ban đêm khi đối phương có thể không nhìn thấy RC-135 ở trên cao. Tuy nhiên, Strategypage lưu ý rằng, khi hoạt động ngoài khơi bờ biển Trung Quốc RC-135 có thể gặp một số nguy hiểm hơn vì Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng sử dụng các máy bay đánh chặn để cố gắng ngăn chặn các máy bay trinh sát của Mỹ hoạt động ở vùng biển quốc tế.

Trung Quốc từng điều J-8 đánh chặn EP-3 của Mỹ. Ảnh: minh họa
Trung Quốc từng điều J-8 đánh chặn EP-3 của Mỹ. Ảnh: minh họa

Tờ Strategypage dẫn ví dụ sự kiện đầu năm 2001 khi chiến đấu cơ của Trung Quốc thường xuyên bị “quấy nhiễu” bởi các máy bay do thám của Mỹ ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Sau đó vào ngày 1.4.2001, một chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc đã đối đầu với EP-3 của Mỹ. Kết quả J-8 bị rơi và phi công nhảy ra ngoài còn EP-3 bị khập khiễng và phải hạ cánh khẩn cấp tại một sân bay quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Trong khi đó, đầu thời kỳ Chiến tranh lạnh, máy bay trinh sát Mỹ thường bị tấn công bởi máy bay Nga. Nhưng đến giữa những năm 1960 đã giảm bớt và năm 1972, Mỹ và Nga ký một thỏa thuận về các cuộc gặp gỡ trên biển. Tờ Strategypage cho rằng, tàu trinh sát điện tử của Nga và Trung Quốc vẫn đang lướt quanh bờ biển của Mỹ. Từ năm 2001, Trung Quốc còn thường xuyên vi phạm thỏa thuận được ký trước đấy.

Theo Strategypage, J-8 của Trung Quốc chỉ là một loại máy bay rất khó kiểm soát và Trung Quốc đã đặt mình vào một vị trí đáng “xấu hổ” với cộng đồng hàng không quốc tế khi cáo buộc EP-3 gây tai nạn. Phi công EP-3 không những bình tĩnh không nhảy ra mà còn xác định được nhiệm vụ chính của EP-3 là bay theo một đường bay chính xác để có những tín hiệu tốt nhất đảm bảo máy bay hoạt động trong không phận hàng không quốc tế.

Sau sự cố này, Trung Quốc đã không tiếp diễn các cuộc đụng độ như vậy nhưng bây giờ thì lại khác khi mà các loại máy bay EP-3 và RC-135 khiến nước này ngày càng khó thực hiện tham vọng mở rộng lãnh hải.

Minh Nhân (theo Strategypage) (Minh Nhân (theo Strategypage))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem