Viễn cảnh tồi tệ nếu Mỹ phát động chiến dịch quân sự đánh Iran

Đăng Nguyễn - RT Thứ tư, ngày 26/06/2019 10:55 AM (GMT+7)
Việc Iran bắn rơi máy bay không người lái Mỹ hồi tuần trước khiến căng thẳng Mỹ-Iran leo thang chưa từng có, dấy lên nguy cơ xung đột quân sự. Nhưng hệ quả của cuộc xung đột quân sự này sẽ ra sao với Mỹ?
Bình luận 0

img

Tàu sân bay là vũ khí tấn công chính nếu Mỹ phát động chiến tranh ở nước ngoài.

Báo Nga RT mới đây đã đăng tải bài phân tích của đại tá về hưu Mikhail Khodarenok – sỹ quan từng làm việc tại Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, về nguy cơ xung đột Mỹ-Iran.

Đại tá Khodarenok đầu tiên nhắc đến tiết lộ của báo Mỹ New York Times về việc Mỹ đã sẵn sàng không kích Iran, nhưng sau đó ông Trump ra lệnh hủy. Không rõ đó là một đợt không kích duy nhất hay là một chiến dịch quân sự trên diện rộng, đại tá Khodarenok đặt câu hỏi.

Đáng chú ý, báo Mỹ nói kế hoạch không kích được ấn định vào sáng sớm để làm giảm con số thương vong của quân đội Iran và dân thường. Đại tá Khodarenok cho rằng, Mỹ từ trước đến nay chỉ tập trung đến việc đảm bảo không kích thành công, việc giảm con số thương vong của đối phương hay dân thường chỉ là thứ yếu.

Quân đội Mỹ thường chỉ không kích vào ban đêm, trước khi mặt trời mọc, đại tá Khodarenok nói. Thứ nhất, điều này giúp giảm nguy cơ bị đối phương đánh trả với thiết bị dẫn đường bằng hồng ngoại, tên lửa hay pháo phòng không. Thứ hai, tấn công vào ban đêm làm suy yếu rõ rệt tinh thần của đối phương.

img

Iran sở hữu nhiều tên lửa phòng không uy lực với độ tin cậy cao.

Đại tá Khodarenok lưu ý Iran là một quốc gia có sức mạnh quân sự tương đối, không phải Syria để Mỹ có thể “cứ nhảy vào không kích bất cứ khi nào muốn, mà không lo đến hậu quả”.

Đại tá Nga thừa nhận, chiến dịch không kích kéo dài của Mỹ sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến sức mạnh kinh tế và quân sự Iran. Trong quá khứ, Mỹ từng ném bom trong Chiến tranh vùng Vịnh suốt 38 ngày, ở Nam Tư trong 78 ngày.

Về lý thuyết, Mỹ có thể liên tục ném bom Iran trong 100 ngày, đại tá Nga nói. Nhưng Mỹ cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả, thậm chí là hậu quả không nhỏ nếu điều này thực sự xảy ra.

Iran có thể đáp trả bằng cách phóng các tên lửa tầm ngắn, tầm trung vào các mục tiêu dầu mỏ và kho chứa dầu ở Ả Rập Saudi, Qatar, Kuwait và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Mỹ duy trì một lượng lớn hệ thống phòng không ở Trung Đông. Nhưng để đánh chặn tất cả các tên lửa Iran là điều không thể, theo đại tá Nga. Nếu kịch bản đó trở thành sự thật, giá dầu có thể tăng vọt tới 250 USD/thùng, thậm chí là còn cao hơn.

Những điều này có thể là trở ngại lớn nhất ngăn Mỹ tấn công Iran, theo đại tá Khodarenok.

Để giải quyết vấn đề Iran “một lần và mãi mãi”, Mỹ cần phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn, tấn công chớp nhoáng Iran. Washington cần phải đánh bại cả quân đội chính quy Iran và Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC).

10 đến 15 năm sau đó, Mỹ cần duy trì lực lượng ở Iran để ổn định tình hình, sau đó có thể rút dần binh sĩ về nước.

Đại tá Nga lưu ý rằng, Mỹ đã làm điều tương tự ở Afghanistan và Iraq, nhưng suốt hơn một thập kỷ giao tranh, Washington không thể đạt được mục tiêu đề ra. Bất ổn ở Afghanistan và Iraq là nguyên nhân khủng bố trỗi dậy, khiến Mỹ “rút quân không được, mà ở lại cũng không xong”.

Cuối cùng, đại tá Nga nhấn mạnh rằng, Mỹ có thể khiến Iran trở thành quốc gia suy yếu và đình trệ như Afghanistan, nhưng để đánh bại Iran thì gần như là điều không thể.

5 lần Mỹ dùng đến sức mạnh quân sự và phải nhận kết cục thảm hại

Mỹ hiện là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, với mạng lưới đồng minh trải dài từ tây bán cầu cho đến vịnh...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem