Trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam có một số lượng lớn (khoảng 450) các xe tăng lội nước của Liên Xô và các nước khác thuộc khối XHCN phát triển trong những năm 1949-1951, PT-76 sau này còn có thế hệ 2 là PT-76B năm 1958.
Xe tăng PT-76 đã tham gia nhiều chiến dịch của Việt Nam như chiến dịch đường 9 Nam Lào, chiến dịch An Lộc và hiệp đồng binh chủng trong nhiều chiến dịch lớn.
Xe tăng PT-76 của bộ đội Việt Nam trong bài huấn luyện vượt sông
Mặc dù đã có thời gian phục vụ rất lâu, xe tăng PT-76 đến nay vẫn là lực lượng đột phá tuyến phòng ngự bờ biển của hải quân đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển, vượt qua địa hình phức tạp ven bờ và mở hành lang tấn công cho bộ binh.
Trong khi đó, M-113 là loại xe thiết giáp được sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, M-113 vẫn là lực lượng chủ yếu trong binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam.
Tuy nhiên do bị thiệt hại trong chiến tranh và thiếu phụ tùng thay thế nên số lượng M-113 của Việt Nam bị hao hụt rất nhiều.
Ngoài việc cải tiến xe tăng T-54B, PT-76B, xe thiết giáp M-113, Cục Kỹ thuật Binh chủng còn tiếp tục các dự án cải tiến, nâng cấp tên lửa, khí tài đặc chủng, chỉ đạo ngành kỹ thuật các quân khu tổ chức thay động cơ diesel cho xe thiết giáp BTR-152, trong đó chú trọng ở các Quân khu 5, 7, 9.
Trong năm 2013, ngành Kỹ thuật tăng thiết giáp đã đồng bộ toàn diện 74 xe tăng thiết giáp của các lữ đoàn xe tăng thuộc Quân khu 2, Quân khu 3, Quân đoàn 1 và xe chở tăng Maz-537.
Cục Kỹ thuật Binh chủng cũng chỉ đạo các đơn vị đồng bộ ngoài hơn 600 xe tăng thiết giáp bảo đảm chất lượng; tổ chức bảo đảm kỹ thuật cho Binh chủng tăng thiết giáp đưa xe tăng T-62 vào khai thác, sử dụng; cơ động sửa chữa đồng bộ 75 xe tăng thiết giáp tại các đơn vị toàn quân.
Ngành kỹ thuật tên lửa, khí tài đặc chủng hoàn thành đồng bộ toàn diện pháo tự hành SU-122, 152 và sửa chữa, khôi phục hoạt động nhiều loại vũ khí, khí tài đặc chủng cho các đơn vị thuộc các quân chủng, binh chủng...
Báo Đất Việt (Theo Báo Đất Việt)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.