Việt Nam và Đông Nam Á trên con đường nền kinh tế Internet 1 nghìn tỷ đô la

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 03/12/2021 09:54 AM (GMT+7)
Có thêm tới 40 triệu người trên khắp Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã truy cập Internet trực tuyến lần đầu tiên chỉ trong năm nay. Điều đó đã đẩy số lượng người dùng Internet ở sáu quốc gia đó lên hơn 440 triệu người, trong đó 80% đã mua hàng trực tuyến ít nhất một lần.
Bình luận 0

Theo đó, hiện có hơn 75% dân số ở sáu quốc gia Đông Nam Á lớn truy cập Internet trực tuyến, và phần lớn trong số họ đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần, theo một báo cáo mới từ Google, Temasek Holdings và Bain & Company.

Cụ thể, có thêm khoảng 40 triệu người trên khắp Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã truy cập Internet trực tuyến lần đầu tiên tính riêng trong năm nay, theo báo cáo được công bố hôm 2/12. Điều đó đã đẩy số lượng người dùng Internet ở sáu quốc gia đó lên hơn 440 triệu người, trong đó 80% đã mua hàng trực tuyến ít nhất một lần, báo cáo cho biết. Báo cáo này không đề cập đến dân số của tất cả các nước Đông Nam Á, bỏ qua các thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar, cũng như Đông Timor.

Chính đại dịch Covid-19 đã kích hoạt sự gia tăng trong các dịch vụ kỹ thuật số như thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm và hàng tạp hóa và thanh toán trực tuyến. Hơn 60 triệu người trong khu vực đã sử dụng dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên do đại dịch Covid-19 - và 20 triệu người trong số họ đã làm như vậy vào nửa đầu năm 2021, báo cáo mới cho hay.

Hơn 75% người dân ở 6 quốc gia Đông Nam Á hiện đã truy cập vào Internet. Ảnh: @AFP.

Hơn 75% người dân ở 6 quốc gia Đông Nam Á hiện đã truy cập vào Internet. Ảnh: @AFP.

Con đường dẫn đến nền kinh tế Internet trị giá 1 nghìn tỷ đô la

Hầu hết các lĩnh vực internet ở Đông Nam Á đã có khả năng chống chịu với những tác động xấu của đại dịch, bao gồm nhiều tháng áp dụng các biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội nghiêm ngặt, điều này đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và thị trường việc làm trong khu vực. Cho đến khi số lượng người được tiêm chủng ngừa Covid-190 tăng lên, các quốc gia đã dần nới lỏng các hạn chế trong năm nay để đưa nền kinh tế của họ dần đi vào quỹ đạo bình ổn trở lại.

Báo cáo cũng dự đoán rằng, lĩnh vực internet ở sáu quốc gia Đông Nam Á đó có thể đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt 174 tỷ USD vào năm 2021 - tăng 49% so với một năm trước, với thương mại điện tử là động lực thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng này. GMV là số liệu được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại điện tử để đo lường tổng giá trị đô la của hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định.

Cùng với thương mại điện tử, các dịch vụ tài chính trực tuyến trong khu vực cũng đang phát triển khi thanh toán kỹ thuật số và ví điện tử trở nên phổ biến hơn, theo báo cáo. Tổng giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số ở sáu quốc gia đó trong năm nay được dự đoán đạt 707 tỷ USD, tăng 9% so với năm ngoái.

Theo Stephanie Davis, phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á của Google, thương mại điện tử dự kiến sẽ vẫn là phân khúc lớn nhất của nền kinh tế internet Đông Nam Á cho đến năm 2025 và hơn thế nữa.

"Nhưng chúng tôi cũng thấy sự tăng trưởng thực sự mạnh mẽ trên các danh mục khác", Davis nói với đài CNBC qua chương trình nghị sự "Street Signs Asia " vào hôm 2/12. "Chúng tôi kỳ vọng ngành vận tải sẽ trở lại, chúng tôi thấy hoạt động giao hàng thực phẩm vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong khu vực".

Mảng du lịch bị "tắt tiếng" vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã dần được thiết lập để phục hồi bắt đầu từ năm sau, và trở lại tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2025, bà Stephanie Davis nói thêm.

Tất cả sáu quốc gia đều đạt mức tăng trưởng hai con số trong năm nay so với năm 2020. Philippines đang dẫn đầu với tỷ suất lợi nhuận lớn và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 93% trong GMV từ 9 tỷ USD vào năm 2020 lên 17 tỷ USD vào năm 2021, báo cáo mới cho thấy. Nhìn chung, nền kinh tế Internet ở sáu quốc gia được dự đoán sẽ vượt 360 tỷ USD vào năm 2025. Nó có thể đạt khoảng từ 700 tỷ USD đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 khi mua sắm trực tuyến trở thành tiêu chuẩn.

Con đường dẫn đến nền kinh tế Internet trị giá 1 nghìn tỷ đô la. Ảnh: @AFP.

Con đường dẫn đến nền kinh tế Internet trị giá 1 nghìn tỷ đô la. Ảnh: @AFP.

Toàn cảnh giao dịch thịnh vượng

Ngày càng có nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào nền kinh tế internet của Đông Nam Á, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và dịch vụ tài chính trực tuyến. "Thế giới đang tràn ngập các hình thức thanh toán, giao dịch tài chính và mọi người đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong môi trường kinh tế này", Rohit Sipahimalani, chiến lược gia đầu tư trưởng của nhà đầu tư quốc gia Singapore Temasek nói với đài CNBC.

"Ngoài ra, mọi người đã thực sự ấn tượng về khả năng phục hồi của lĩnh vực internet trong khu vực thời Covid-19", Rohit Sipahimalani nói thêm rằng trước đây, phần lớn vốn tư nhân tài trợ cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực đó. Ông nói: "Lần đầu tiên trong năm nay, chúng tôi thấy nhiều công ty trong số này có thể đã tiếp cận được thị trường đại chúng".

Các vòng tài trợ lớn hơn và định giá cao hơn cho các công ty khởi nghiệp đã tạo ra 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới trong năm nay, trong khi nhiều công ty thành lập hơn đang khám phá các đợt chào bán lần đầu ra công chúng. Được biết, kỳ lân là một công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Ví dụ, thị trường trực tuyến Carousell đã huy động được 100 triệu đô la vốn mới vào tháng 9, đưa mức định giá công ty này đạt 1,1 tỷ đô la. Còn công ty thương mại điện tử khổng lồ Bukalapak của Indonesia cũng đã ra mắt thị trường chứng khoán vào tháng 8.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem