Vô rừng rậm đặt bẫy ảnh chụp hình đàn bò tót hoang dã ở Vườn Quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận
Vô rừng rậm đặt bẫy ảnh chụp hình đàn bò tót hoang dã ở Vườn Quốc gia Phước Bình của Ninh Thuận
Đức Cường
Thứ tư, ngày 10/04/2024 14:03 PM (GMT+7)
Việc phát hiện nhiều động vật hoang dã quý hiếm, đặc biệt là đàn bò tót với nhiều cá thể bò tơ và bò non đã chứng minh độ đa dạng học sinh học cao của Vườn Quốc gia Phước Bình. Qua đó cần sự phối hợp vào cuộc của các cá nhân, tổ chức và người dân để thực hiện công tác giám sát và bảo tồn lâu dài.
Ngày 9/4, PV Dân Việt theo chân nhóm lắp đặt bẫy ảnh vào các tuyến quan trắc ở khu vực suối Gia Nhông và Đá Đen, nơi từng phát hiện quần thể bò tót ở Vườn Quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.
Khu vực này nằm cách xa so với bìa rừng, sinh cảnh rừng chủ yếu là lá kim trên các sườn dông và trảng cỏ nằm xen kẽ các rừng thường xanh. Điều này có thể chỉ ra rằng đây là những sinh cảnh ưa thích cho các hoạt động của loài.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, thành viên nhóm nghiên cứu phòng khoa học và bảo tồn Vườn Quốc gia Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trước đó qua quan trắc nhiều lần Vườn Quốc gia Phước Bình cũng đã từng ghi nhận dấu vết bò tót nhưng rất ít.
"Việc phát hiện số lượng lớn cá thể bò tót xuất hiện như vừa qua khiến nhóm nghiên cứu rất phấn khởi vì đây là loại động vật rất nhạy cảm, hiếm khi xuất hiện tại các khu vực bị con người tác động…", ông Tuấn cho hay.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, việc phát hiện quần thể bò tót với số lượng lớn vừa qua và ghi nhận các cá thể bò tơ và bò non thông qua dấu chân để lại có thể khẳng định quần thể bò tót được phát hiện đang sinh sôi nảy nở và sinh trưởng tốt.
"Đây là tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn các các loại động vật qúy hiếm này ở Vườn Quốc gia Phước Bình. Việc này đã chứng minh độ đa dạng học sinh học cao của vườn Quốc gia Phước Bình…", ông Tuấn cho hay.
Clip: Lắp bẫy ảnh theo dõi dấu chân bò tót ở VQG Phước Bình. T/h: Đức Cường
Kêu gọi chung tay bảo tồn động vật quý ở Phước Bình
Ngoài bò tót thì nhóm nghiên cứu cũng đã ghi nhận được hình ảnh của nhiều loài động vật khác như: Tê tê, chà vá chân đen, mang lớn Trường Sơn, chồn hương, sơn dương…Đây đều là những động vật quý hiếm cần sự vào cuộc hỗ trợ để bảo vệ lâu dài.
Ông Từ Hữu Tường, Trạm trưởng trạm kiểm lâm Krum (thuộc hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Phước Bình) cho biết, việc ghi nhận các loại động vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Phước Bình là minh chứng cho thấy vùng này là nơi bò tót sống và sinh trưởng tốt.
Thời gian tới, thông qua các đợt tuần tra kiểm soát, đơn vị cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân về việc việc bảo vệ rừng kết hợp bảo vệ hệ sinh thái động thực vật rừng. Đặc biệt là các loại động thực vật quý hiếm cần bảo vệ, bảo tồn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các động vật quý hiếm vừa được phát hiện, anh Katơ Vuống người Raglai ở thôn Hành Rạc 1, xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) cho biết, sẽ vận động người dân hạn chế tác động rừng và săn bắt các loại động vật rừng, giữ môi trường rừng tự nhiên để bảo tồn các loài thú quý.
Trước đó, thông qua việc thiết lập khu vực giám sát các loài động vật nguy cấp, quý hiếm, nhóm nghiên cứu của Vườn Quốc gia Phước Bình đã đã ghi nhận dấu vết của loài Bò tót và các quần thể động vật quý hiếm khác như vượn đen má vàng, chà vá chân đen, sơn dương, chồn hương, nai…
Cụ thể, thông qua bẫy ảnh đã ghi nhận được dấu vết của loài Bò tót ở hai tuyến quan trắc là Gia Nhông và Đá Đen với số lượng cá thể ước lượng từ 13 – 17 cá thể. Trong đó, tuyến Gia Nhông có 2 đàn bò tót. Đàn 1 ước lượng số lượng từ 4 đến 6 cá thể, trong đó có 01 cá thể còn nhỏ. Tuyến Đá Đen ghi nhận bò tó với số lượng lớn hơn từ 6 đến 7 các thể trưởng thành.
Cùng với việc ghi nhận nhiều cá thể bò tót, nhóm nghiên cứu Vườn Quốc gia Phước Bình cũng đã ghi nhận các loại động quý hiếm khác như vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), chà cá chân đen (Pygathrix
Cụ thể, thông qua hệ thống tuyến và điểm quan trắc tại 9 điểm điểm nghe thì ghi nhận được 12 đàn với 18 cá thể vượn đen má vàng. Trong đó có 9 cá thể là đực, 7 cá thể cái và 2 cá thể là con non.
Ghi nhận trên các tuyến điều tra còn có 8 đàn chà vá chân đen có số lượng cá thể nhiều nhất, đếm được từ 45 đến 50 cá thể.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.