Trước đó, ngày 15.1, tại phiên xử phúc thẩm, chủ tọa phiên tòa đã đồng ý
cho bà Sắc và đại diện UBND huyện Chư Sê tiếp tục thương lượng sau khi
thương lượng bất thành vào ngày 27.12.2013.
Đại diện UBND huyện Chư Sê (người đứng) tại phiên xử phúc thẩm.
Bà Sắc cho biết, tại phiên tòa UBND huyện Chư Sê đã đồng ý hỗ trợ 110
triệu đồng nhưng yêu cầu không được cung cấp thông tin ra đại chúng,
đặc biệt là truyền thông báo chí. Nếu bị tiết lộ, UBND huyện Chư Sê sẽ
không thực hiện hỗ trợ.
Việc lập biên bản tiền hỗ trợ cũng được đại diện UBND huyện Chư Sê
thỏa thuận lập thành hai bản, một biên bản giá 50 triệu đồng và một biên
bản 60 triệu đồng.
Bên ngoài hành lang tòa án bà Sắc tỏ ra khá bức xúc về mức giá hỗ trợ tại cuộc thương lượng ngày 27.12.2013 là 20 triệu đồng.
Trong thời gian thương lượng tại tòa khoảng 1 giờ 30 phút, đại diện
UBND huyện Chư Sê đã nâng mức hỗ trợ “chóng mặt” lần lượt từ 20 triệu,
đến 50 triệu, lên 80 triệu, 100 triệu, cuối cùng là 110 triệu thì bà Sắc
đã đồng ý.
Hòn đá đang được trưng bày tại khuôn viên quảng trường Đại Đoàn Kết.
Dư luận tại Gia Lai đặt câu hỏi, số tiền hỗ trợ cho bà Sắc lấy từ tài
sản của người ký quyết định tịch thu hòn đá của bà Sắc hay từ ngân sách
nhà nước? Đồng thời dư luận cũng cho rằng việc tỉnh Gia Lai đưa cục đá
đang tranh chấp ra nơi công cộng là phản cảm, mất hình ảnh của quảng
trường Đại Đoàn Kết thiêng liêng.
Trước đó, vào tối 28.3.2012, UBND huyện đã tiến hành thu hồi một hòn
đá của nhà bà Nguyễn Thị Sắc (42 tuổi). Theo bà Sắc, khi gia đình bà đào
ao lấy nước tưới hồ tiêu ở khu vườn thì phát hiện hòn đá lạ.
Vì thấy hòn đá đẹp nên gia đình đã thuê xe chở về và bị chính quyền
huyện tịch thu, đưa về trụ sở UBND huyện. Tuy đã chấp hành nhưng bà Sắc
bức xúc cho rằng, khi đào ao gặp đá, nếu không lấy đá lên thì không thể
đào được ao, bà đã tốn rất nhiều tiền thuê xe đào, chở… nhưng rồi mất cả
đá lẫn tiền.
Người lao động (Theo Người lao động)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.