Vụ hắt axít vào đoàn cưỡng chế: Pháp luật không thể khinh nhờn

Hữu Danh Thứ sáu, ngày 17/04/2015 08:19 AM (GMT+7)
Trong vụ việc gia đình ông Nguyễn Trung Can tấn công đoàn cưỡng chế, dù chính quyền đã nhiều lần nhún nhường, đối thoại để tìm tiếng nói chung, nhưng những người dân này đã quá khích...
Bình luận 0

“Tôi không ngờ dân mình lại dữ quá...”

Ông Nguyễn Văn Tạo - Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa, Long An đã nhiều lần trần tình “tôi không ngờ dân mình dữ quá” khi nhiều nhà báo đặt vấn đề, có phải huyện quá chủ quan nên những người quá khích tấn công, gây thương tích cho một số cán bộ, chiến sĩ.

“Thực tế là chúng tôi không muốn áp dụng biện pháp cưỡng chế nên dù đã có quyết định cưỡng chế, chúng tôi vẫn cử một tổ vận động gồm Chủ tịch UBMTTQ huyện, Chủ tịch Hội LHPN huyện cùng 7 thành viên ở các đoàn thể khác đứng ra vận động. Theo đó, nếu 3 hộ dân này đồng tình thì chúng tôi sẽ tháo dỡ, cho sự việc nhẹ nhàng. Không ngờ, tổ công tác chỉ mới chào hỏi họ thì họ tấn công luôn. Tôi cũng trực tiếp đứng ở đó vận động người dân, không một ai trong chúng tôi nghĩ rằng tổ vận động – hầu hết đều là cán bộ đoàn thể rất gần dân, lại có thể bị tấn công như vậy”.

img
Công an huyện Thạnh Hóa bảo vệ hiện trường vụ tạt axít. (nguồn ảnh: IT)

Nhiều người dân cho biết, trong lúc Chủ tịch Hội LHPN huyện đang thuyết phục thì bà Mai Thị Thu Hương, tay cầm ca axít, tay cầm dao lao tới đâm. Trong lúc nguy cấp, một chiến sĩ công an (không có vũ khí) lao ra ngăn lại, con dao trên tay bà Hương vì vậy đâm thẳng vào cánh tay của chiến sĩ này. Cùng lúc này, 2 bình gas loại 12kg được gia đình bà Hương chứa trong một cái lu, trong lu có chứa 60 lít xăng cũng bùng cháy. Ngay lập tức, lực lượng chữa cháy dùng vòi rồng khống chế ngọn lửa. Do có đông người hiếu kỳ kéo tới xem nên trung tá Nguyễn Văn Thủy đứng dang tay, đẩy dân ra xa hiện trường. Lúc này, một người trong nhóm bà Hương lập tức hắt nguyên ca axít vào lưng trung tá Thủy.

Cần chế tài mạnh

Theo ông Trần Văn Tạo, dự án đê bao chống lũ thị trấn Thạnh Hóa được triển khai từ năm 2007. Số hộ dân phải di dời là 109 hộ. Những căn nhà này đều nằm sát bờ kênh trong phạm vi chỉ giới đường sông, thuộc đất công nên không hộ nào được công nhận quyền sử dụng đất. Nếu di dời thì các hộ này chỉ được hỗ trợ 70.000 – 80.000 đồng/m2. Thế nhưng, đa số bà con đều nghèo nên huyện đã tìm cách xin được nâng lên giá 300.000 đồng/m2 nhằm giúp bà con bớt khó khăn. Sau nhiều đợt vận động đã có 106 hộ tự nguyện di dời và chấp nhận khung giá bồi thường. 3 hộ còn lại là Nguyễn Trung Can, Nguyễn Trung Tài và Nguyễn Thị Nhanh vẫn không chấp nhận, tiếp tục khiếu kiện đến các cơ quan tố tụng, trong đó cấp cao nhất là Tòa án nhân dân Tối cao nhưng tất cả đều bị bác đơn. Tháng 4.2011, 3 hộ này đã tháo dỡ. Không lâu sau đó cả 3 lại tiếp tục dựng lều để ở trong khu đất đã thu hồi.

Điều đáng nói, hộ Nguyễn Thị Nhanh đã có nhà nơi khác. 2 hộ còn lại được huyện bố trí nhà tạm cư đồng thời bố trí đất tái định cư nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Theo nhận định của người dân, 3 hộ này hiện quá khích không phải vì lý do kinh tế, vì cách giải quyết của địa phương đã sát với thực tế và không thể có cách giải quyết nào khác. Bản thân họ trước đây rất hiền lành, cũng không rành công nghệ. Không hiểu tại sao mấy năm nay họ lại thường xuyên tổ chức các buổi chửi bới, có lực lượng quay phim, biên tập, xử lý hình ảnh rồi tung lên mạng. Ngay trước thời điểm họ tấn công đoàn cưỡng chế, có lực lượng giúp họ quay phim và tường thuật hiện trường trên mạng..

Theo ông Nguyễn Văn Tạo, tại thời điểm người dân quá khích, đoàn công tác chưa đọc lệnh cưỡng chế, chỉ mới làm công tác vận động.  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem