Vụ người đàn ông lái ô tô bỏ chạy, tông trúng bạn gái cũ dưới góc nhìn pháp lý
Vụ người đàn ông lái ô tô bỏ chạy, tông trúng bạn gái cũ dưới góc nhìn pháp lý
Quang Trung
Thứ ba, ngày 17/12/2024 06:55 AM (GMT+7)
Mâu thuẫn với nhóm người trước quán karaoke, người đàn ông lái ô tô bỏ chạy nhưng không may tông trúng bạn gái cũ, khiến nạn nhân gãy xương. Luật sư đã phân tích dưới góc độ pháp lý về vụ việc này.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 14/12, một nhóm thanh niên nam, nữ tụ tập bên cạnh một ô tô đang đậu trước quán karaoke Q (xã Bình Trung, huyện Châu Đức). Sau đó, ô tô này lùi rồi quay đầu để chạy ra đường.
Trong quá trình này, một ô tô khác đậu gần đó cũng đã lùi lại để nhường đường. Nhưng trong khi di chuyển, chưa rõ nguyên nhân vì sao mà ô tô này tông trúng một người là chị N.T.N.T (32 tuổi), làm người này ngã xuống và cuốn vào gầm ô tô.
Những người xung quanh nhanh chóng ra hiệu dừng và lùi lại để đưa nạn nhân ra ngoài. Sau đó chị T. được đưa đến bệnh viện Bà Rịa (TP Bà Rịa) cấp cứu, bước đầu chẩn đoán bị gãy xương đòn.
Được biết, người đàn ông điều khiển xe gây tai nạn là bạn trai cũ của nạn nhân. Hai bên xảy ra mâu thuẫn do ghen tuông, người đàn ông bị nhóm thanh niên uy hiếp nên mới lái xe chạy khỏi hiện trường và vô tình gây ra sự việc trên.
Cơ quan chức năng đã trích xuất hình ảnh từ camera, và đang tiến hành điều tra làm rõ để giải quyết theo quy định.
Còn trường hợp không chủ đích sử dụng ô tô để đâm vào người khác nhưng hậu quả nạn nhân vẫn bị thương tích do bất cẩn của người điều khiển xe ô tô, vẫn có thể xem xét trách nhiệm với lỗi vô ý.
Quay lại vụ việc trên, ông Cường cho biết, việc làm rõ khả năng quan sát, động cơ, mục đích điều khiển phương tiện giao thông của tài xế rất quan trọng để xác định lỗi trong tình huống gây tai nạn là cố ý hay vô ý.
Nếu tài xế do mâu thuẫn thù tức hoặc do ghen tuông và cố ý điều khiển xe ô tô đâm vào người khác, có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự kể cả trường hợp nạn nhân không tử vong.
Còn nếu tài xế không có mục đích giết người, không cố ý sử dụng xe ô tô để đâm vào người khác mà việc tai nạn xảy ra là do thiếu chú ý quan sát và không làm chủ được tốc độ, có thể vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý về hậu quả do hành vi gây ra.
Cụ thể, trường hợp hậu quả gây thương tích cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc dẫn đến hậu quả chết người hoặc thiệt hại đến tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, người điều khiển xe ô tô có lỗi gây ra hậu quả đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật hình sự.
Ông Cường cho rằng, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, làm rõ diễn biến hành vi của các bên, đồng thời xác định hậu quả thương tích của nạn nhân để làm căn cứ giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Nếu trước đó có hành vi đánh nhau, gây mất an ninh trật tự, những người tham gia đánh nhau còn có thể bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng, nếu hành vi gây rối trật tự công cộng đến mức được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự.
"Đây là vụ việc phức tạp có liên quan đến nhiều người, xảy ra nơi công cộng và hậu quả gây ra thương tích cho người khác, bởi vậy cơ quan chức năng sẽ khẩn trương làm rõ sự việc để xác định có xử lý hình sự hay không" – vị chuyên gia nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.