Vùng tây bắc
-
Chiều nay (27/5), UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quy hoạch chung và Phát triển đô thị TP. Điện Biên phủ tầm nhìn mới.
-
Ngày 19/5, tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã phối hợp với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao tổ chức khánh thành Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La.
-
Linh hoạt trong việc chuyển đổi số phát triển cây ăn quả, nhờ vậy ông nông dân Hoàng Văn Chất, xã Chiềng Ban, (Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thu tiền tỷ mỗi năm.
-
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, xây nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và vùng Tây Bắc là sự tri ân chân thành đối với đồng bào các dân tộc trên vùng đất mà trước kia, bà con đã dành sự hy sinh, cống hiến lớn lao, đóng góp sức người, sức của, không tiếc máu xương cho Tổ quốc.
-
Từ tờ mờ sáng khi cảnh vật còn chìm trong làn sương thì phiên chợ mang đậm bản sắc vùng cao Tây Bắc - chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) đã đông đúc, náo nhiệt. Phiên chợ được họp vào thứ bảy hàng tuần, với hàng trăm con trâu được mua, bán.
-
Sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu quý, được coi là cây "quốc bảo", "Hiếm có khó tìm"... nay loại dược liệu quý đã được trồng thành công ở vùng cao Sơn La...
-
Tận dụng điều kiện tự nhiên, khí hậu ưu đãi, Lai Châu đã xây dựng thương hiệu một số loại gạo đặc sản thơm, ngon, có độ dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó, giống lúa nếp Tan Pỏm, được ví như thứ "hạt ngọc trời" ở xã Tà Hừa, huyện Than Uyên đã nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc.
-
Hoa ban được xem như một biểu trưng của nhiều tỉnh thuộc vùng Tây Bắc bởi vẻ đẹp thuần khiết và hoang sơ của núi rừng. Đặc biệt, các bộ phận của hoa ban không chỉ có tác dụng làm ra các bài thuốc để chữa bệnh hoặc làm đẹp, mà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: xào, nấu xôi, nấu canh, luộc, nộm chua...
-
Đồi ban, điểm đến được nhiều du khách thích thú và check in. Những bông hoa ban nở bung khoe màu trắng tinh khôi, đung đưa trước gió và hoà với những tia nắng vàng óng, tạo nên không gian đẹp đến ngỡ ngàng.
-
Tại Việt Nam, trữ lượng đất hiếm khoảng 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, được giới khoa học đánh giá có thể đứng thứ 3 trên Thế giới về tiềm năng đất hiếm. Tuy nhiên, hiện tại chưa khai thác công nghiệp có hiệu quả và chưa xuất khẩu.