Ám ảnh sinh con tại nhà Bảo Lâm và Bảo Lạc là 2 huyện miền núi xa và khó khăn nhất của tỉnh Cao
Bằng, với tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà không có trợ giúp của nhân viên y tế
lên tới 70%, cá biệt ở các xã vùng xa lên tới trên 96%.
Nhà chờ đẻ giúp cho phụ nữ DTTS sinh con an toàn.
Giống như bà, mẹ và chị gái mình, chị Hoàng Thị Liên (20 tuổi, dân tộc Tày ở thôn Mý Lủng, xã Hồng An, Bảo Lạc) đã sinh con tại nhà do chính mẹ chồng đỡ đẻ. Sau 5 giờ sinh, nhau thai vẫn chưa ra. Lúc này, gia đình mới vội vàng đến nhờ y tế thôn ra trạm y tế xã thông báo cho nữ hộ sinh của trạm vào giúp, và phải mất 4 tiếng sau nữ hộ sinh này mới đến được nhà chị Liên.
Như vậy, phải mất hơn 9 giờ sau đẻ, bánh rau mới ra ngoài. Khi khám cho sản phụ, nữ hộ sinh bảo phát hiện thấy một khối u khá to. Nghi là còn một thai nữa chưa ra và sản phụ thấy hơi đau, nên nữ hộ sinh đã quyết định chuyển sản phụ lên bệnh viện huyện để theo dõi thêm. Nhưng việc di chuyển lên bệnh viện huyện cũng không được nhanh do đường 65km có nhiều đoạn quá quá xấu.
Cuối cùng, sau gần 4 giờ vừa đi xe máy vừa khiêng cáng đi bộ, chị Liên mới đến được bệnh viện huyện. Tại đây, chị được theo dõi và truyền dịch. Sau 3 ngày không có vấn đề gì, chị Liên được xuất viện và hiện tại sức khỏe của hai mẹ con đã… trở lại, nhưng cả nhà chị bị một phen hoảng hồn.
“Trước khi sinh, tôi cũng chỉ đi trạm y tế xã khám thai một lần, thấy tình trạng sức khoẻ bình thường nên ở nhà nhờ mẹ chồng đỡ đẻ hộ, như từ trước đến nay bà, mẹ, chị vẫn làm thế. Không ngờ lại xảy ra biến chứng. Giờ cứ nghĩ tới chuyện sinh con là sợ” - chị Liên bày tỏ.
Giảm nỗi lo biến chứng
Đến hết tháng 3.2014, 2 nhà chờ đẻ ở huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm đã phục vụ được hơn 300 sản phụ. Không có trường hợp nào bị tai biến nghiêm trọng xảy ra với các sản phụ sử dụng nhà chờ đẻ.
|
Từ tháng 9.2011, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Làm mẹ an toàn của tỉnh Cao Bằng đã đầu tư xây mới và sửa chữa 2 nhà chờ đẻ ở 2 huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc với 8 phòng được trang bị các vật dụng cơ bản, đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho 14 sản phụ.
Tại đây, phụ nữ mang thai sẽ được tư vấn, kiểm tra sức khỏe hàng ngày và sẽ được chuyển sang khoa Sản của bệnh viện huyện khi có dấu hiệu chuyển dạ, hoặc chuyển sớm hơn nếu có biểu hiện bất thường.
Chị Tô Thị Đình (sinh năm 1985, người dân tộc Tày ở xã Xuân Trường, Bảo Lạc) đã mang thai 7 lần, nhưng đều bị sẩy thai tự nhiên. Lần thai chết lưu lớn nhất là khi được 8 tháng tuổi. Khi mang thai đứa con thứ 8 được 7 tháng, chị được cán bộ phụ nữ xã tới tận nhà tư vấn nên đến nhà chờ đẻ để tiện theo dõi.
Tháng 11.2012, chị xuống Bệnh viện huyện Bảo Lạc và được truyền dịch, được y tá theo dõi tim thai 2 lần/ngày (vào 9 giờ sáng và 3 giờ chiều). Ngày 1.1.2013, chị sinh được bé trai nặng 2,5kg. Hiện tại, cháu đã được hơn hơn 1 tuổi, khỏe mạnh.
Bác sĩ Lý Văn Thì - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc cho biết: “Mô hình nhà chờ đẻ thực sự là một giải pháp hữu ích cho bà con DTTS nghèo. Đối với sản phụ, được tư vấn, phát hiện sớm và chăm sóc cẩn thận, khả năng xảy ra tai biến sẽ giảm đi rất nhiều”.
Lê San (Lê San)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.