Xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới

Bùi Phụ Thứ ba, ngày 06/08/2024 18:54 PM (GMT+7)
Ngày 6/8, trao đổi với Dân Việt, ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc(Bình Thuận) cho biết, xã Đông Tiến vừa tổ chức Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023 do UBND tỉnh Bình Thuận công nhận.
Bình luận 0

Thu nhập bình quân trên 47 triệu đồng/người/năm

Cũng theo ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc(Bình Thuận), hiện tại các đơn vị chức năng đang tích cực xây dựng thêm nhiều chương trình để đời sống bà con xã Đông Tiến được nâng cao hơn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới…

Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới- Ảnh 1.

Xã Đông Tiến tổ chức Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023 do UBND tỉnh Bình Thuận công nhận. Ảnh: UBND Huyện Hàm Thuận Bắc.

Theo UBND huyện Hàm Thuận Bắc, Đông Tiến là xã vùng cao, thuần đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu người dân Cơ Ho, có trên 320 hộ dân với hơn 1.200 nhân khẩu. Trước đây đời sống bà con xã Đông Tiến còn nhiều khó khăn nhất của huyện Hàm Thuận Bắc.

Năm 2023, Đông Tiến được huyện chọn để xây dựng đạt chuẩn NTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo Bộ Tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025. Nhờ lãnh đạo huyện, các cơ quan liên quan, sự tập trung chỉ đạo của các cấp, các ngành nên xã đạt 19/19 tiêu chí vào cuối năm 2023.

Trao đổi với Dân Việt, ông K' Văn Góa, chủ tịch UBND xã Đông Tiến cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, xã Đông Tiến đã có những bước phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 47 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh đó tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 4,47 %; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 90 %; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100 %. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn trên 99 %; 100 % hệ thống giao thông trục thôn, liên thôn được cứng hóa; cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục cơ bản đạt chuẩn theo quy định.

Toàn xã 2/2 thôn đạt Thôn văn hóa nhiều năm liền, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. Công tác bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững, ổn định, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đạt kết quả tốt...

Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới- Ảnh 3.

Người dân xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cùng nhau làm đường bê tông trên địa bàn xã và cùng chung tay xây dựng NTM. Ảnh: CTV

Người dân chung tay xây dựng NTM

Cũng theo ông K' Văn Góa, chủ tịch UBND xã Đông Tiến, tập thể lãnh đạo xã xác định việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn là rất cần thiết. Bởi đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện hàng năm với mục tiêu giảm nghèo bền vững cho địa phương.

Hiện nay bà con đã thu hoạch lúa nước với diện tích 50/50 ha, trong đó diện tích mô hình là 31 ha (26 ha lúa mô hình giống mới OM18 nguồn hỗ trợ đất lúa, và 5 ha mô hình của thành viên HTX). Sản lượng lương thực đạt 250 tấn/2,789 tấn. Tổng diện tích cây mía 98,1 ha, cây điều: 80,5 ha, cây cà phê cùng nhiều loại cây ăn trái khác như cây chuối, xoài, mãng cầu (Na), cây mít nghệ, cây dừa, mận, bưởi, bơ, sầu riêng.

Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới- Ảnh 4.

Người dân xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cùng Nhà nước chung tay thi công hệ thống thủy lợi để phát triển nông nghiệp. Ảnh: CTV

Đặc biệt là mô hình trồng cây gừng do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Bình Thuận hỗ trợ với diện tích 7,4 2 ha/21 hộ đang phát triển tốt.

Trên địa bàn xã đã triển khai đăng ký đầu tư ứng trước giống bắp lai, vật tư phục vụ sản xuất với diện tích 213,1 ha. Năm 2024 tổng đàn gia súc, gia cầm là 2.143 trong đó: bò: 1.305 con; heo: 381 con; dê: 402 con… Trong 6 tháng đầu năm 2024 chưa phát hiện gì về dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Đông Tiến…

"Phong trào xây dựng NTM được người dân trên điạ bàn chung tay ủng hộ. Ngay sau khi nghe xã tích cực tuyên truyền vận động, bà con nông dân đã đồng tình hưởng ứng, bà con đóng góp kinh phí, hiến đất… để xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông và các công trình khác trên địa bàn xã nên các tuyến đường trên xã khang trang như hôm nay...", Ông K'Văn Góa - Chủ tịch UBND xã Đông Tiến chia sẻ.

Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới- Ảnh 5.

Người dân xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cùng chung tay thi công hệ thống thủy lợi để phát triển nông nghiệp. Ảnh: CTV

Điểm sáng ở xã vùng cao miền núi Đông Tiến

Theo nhận xét của các cơ quan chức năng huyện Hàm Thuận Bắc(Bình Thuận), dù là xã miền núi như cơ sở vật chất các trường lớp ở xã Đông Tiến được đầu tư khang trang, sạch đẹp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.

Về môi trường, người dân xử lý thu gom rác đúng quy định, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 317/320 hộ, chiếm 99,06%. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch chiếm tỷ lệ 85,63%...

Theo ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc nói chung, xã Đông Tiến nói riêng quyết tâm hơn nữa để tiếp tục duy trì, giữ vững các tiêu chí đã đạt được. Đặc biệt là các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, môi trường... Qua đó, tạo nền tảng tiến tới phấn đấu xây dựng Đông Tiến thành xã NTM nâng cao…

"Nhờ các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, phát động phong trào thi đua "Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025 gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" nên tinh thần bà con rất phấn khởi…", ông Đặng Thanh Phúc chia sẻ.

Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới- Ảnh 6.

Những hàng nông sản độc đáo của bà con xã vùng cao huyện Hàm Thuận Bắc được chưng bày ở ngày hội hàng OCOP. Ảnh: Bùi Phụ

Anh Trần Nguyên, một du khách đến từ TP. HCM cho biết, trong một lần đi Đà Lạt bằng cung đường này qua khi ngang qua xã Đông Tiến thấy đẹp nên dừng xe cho cả nhà nghỉ chân thì ai cũng bất ngờ với các loại trái cây ở đây.

Theo anh Trần Nguyên, trái cây Đông Tiến rất ngon, người dân ở đây hiền hòa nên gia đình anh rất thích. Nếu giao thông thuận tiện và được truyền thông sâu rộng hơn thì người phố thị sẽ tìm về vùng quê này ngày nhiều hơn…

Thành lập HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Đông Tiến

Theo ông Nguyễn Phú Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, nhằm hỗ trợ nông dân xã Đông Tiến huyện Hàm Thuận Bắc phát triển về nông nghiệp, cuối năm 2021, hội đã phối hợp huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức thành lập HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Đông Tiến.

Tham dự có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Mặt trận, các Hội, Đoàn thể xã Đông Tiến. Đặc biệt với sự có mặt của 13/13 thành viên hội viên nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia HTX.

Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới- Ảnh 7.

Con đường bê tông rộng mở dẫn vào xã Đông Tiến huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận. Ảnh: CTV

Ông Nguyễn Phú Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã đánh giá cao nỗ lực của Đảng ủy, UBND xã Đông Tiến, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng đã cố gắng thành lập được HTX nông nghiệp. HTX ra đời nhằm vận dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tập trung huy động các nguồn lực từ bên ngoài, bên trong HTX để tạo ra sức mạnh tập thể nhằm sản xuất tiêu thụ lúa, rau, cây thực phẩm, các loại cây, con khác đáp ứng cho thị trường trong, ngoài huyện.

Đồng thời, cung ứng các dịch vụ, như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giống cây ăn quả cho thành viên để phục vụ sản xuất với giá cả phù hợp, kịp thời, đảm bảo chất lượng, giảm chi phí đầu vào, góp phần tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập cho thành viên tham gia, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng.

Bên cạnh đó là phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Hành trình 40 năm phát triển Đông Tiến

Năm 1976 Đông Tiến thuộc thôn của xã Đông Giang, với dân số chỉ có 105 hộ/650 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Cơ Ho chiếm trên 70%.

Thực hiện Quyết định số 140 ngày 28/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), xã Đông Tiến đã được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Đông Giang. Sau đó, Chi bộ xã Đông Tiến được thành lập theo Quyết định số 09 ngày 20/3/1984, với 16 đảng viên.

Lúc mới thành lập, xã Đông Tiến đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, người dân còn có tư tưởng du canh, du cư, chưa thông thạo với công việc cày, bừa, cấy, gặt, thực hiện chính sách định canh, định cư chưa ổn định, lại bị nắng hạn kéo dài trong 2 năm (1984, 1985).

Việc này làm mùa màng thất thu, đời sống Nhân dân cơ cực, thiếu đói... Mặt khác, do là xã vùng cao, thuần đồng bào dân tộc Cơ Ho nên cơ sở hạ tầng thấp kém.

Dưới sự lãnh đạo, giúp đỡ, hỗ trợ của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, các cơ quan chức năng huyện Hàm Thuận Bắc, cùng với sự đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực khắc phục khó khăn của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, xã Đông Tiến đã vươn lên.

Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Đông Tiến đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, rút ngắn dần khoảng cách với các xã bạn.

Nổi bật nhất là thực hiện có kết quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về định canh, định cư, phát triển toàn diện dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cấp ủy, chính quyền xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc đã tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác định canh, định cư, phát triển thuỷ lợi, mở rộng diện tích lúa nước, phát triển vườn cây ăn trái gắn với phát triển chăn nuôi.

Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nông sản ngon, đạt chuẩn nông thôn mới- Ảnh 8.

Bà con người Cơ Ho một lòng hướng về Bác Hồ. Ảnh: CTV

Đảng bộ, chính quyền xã từng bước xác định được 3 con nuôi phù hợp với điều kiện, đặc thù mang lại hiệu quả kinh tế như: bò, dê, heo và 3 cây trồng chủ lực là điều, bắp, lúa, gắn với quản lý bảo vệ rừng.

Qua đó, sản xuất nông nghiệp đạt được những kết quả nổi bật, sản lượng lương thực năm 2023 đạt gần 3.600 tấn, tăng hơn 39 lần so với năm xã mới thành lập. Từ năm 2000 xã Đông Tiến đã đảm bảo tự túc lương thực, không còn phải tiếp nhận sự cứu trợ của Nhà nước.

Những năm gần đây, nhờ thực hiện các mô hình trồng ớt, mô hình trồng đậu bắp, mô hình lúa nước, mô hình bắp lai, mô hình nuôi heo đen tái đàn… đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho Nhân dân xã Đông Tiến.

Ngoài ra, diện tích các loại cây trồng khác như: cây mía, cây bưởi, cây mít, sâu riềng… ngày càng phát triển. Đông Tiến còn có các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ được mở ra, nhất là từ khi xã xây dựng được chợ Đông Tiến.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự chung sức, đồng lòng của người dân. Đến cuối năm 2023, xã đã đạt được 19/19 tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem