Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Kế hoạch sản xuất giống lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2014-2015 với mục tiêu xác định được cơ cấu giống lúa phù hợp cho toàn vùng ĐBSCL và từng địa phương;...
... đáp ứng yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng gạo xuất khẩu; đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý chất lượng giống lúa.
Một trong các nhiệm vụ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra là xây dựng cơ cấu giống lúa hợp lý, phù hợp thị trường xuất khẩu, giảm số lượng giống, giảm tỷ lệ gieo trồng giống chất lượng trung bình – thấp. Hàng năm, trước vụ đông xuân, Hiệp hội Xuất khẩu gạo cần đưa ra dự kiến cơ cấu xuất khẩu của năm tiếp theo đối với các nhóm lúa gạo để làm định hướng sản xuất.
Cục Trồng trọt trên cơ sở dự kiến thị trường của Hiệp hội xuất khẩu gạo, bộ giống lúa hiện có, điều kiện các tiểu vùng sinh thái đưa ra cơ cấu giống lúa cho vùng ĐBSCL theo hướng mỗi vụ cần xác định 6-8 giống chủ lực cho toàn vùng, trước mắt xác định 4-5 giống chủ lực chất lượng cao, phục vụ ổn định cho các dự án “Cánh đồng lớn” toàn vùng trong giai đoạn 2014-2015.
Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu đẩy mạnh liên kết thực hiện “Cánh đồng lớn”, xây dựng vùng nguyên liệu lúa giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu năm 2014 đạt 300.000ha, năm 2015 đạt 500.000ha nhằm từng bước sử dụng giống theo yêu cầu thị trường và chất lượng đạt cấp xác nhận.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý nhà nước trong việc khảo nghiệm, công nhận, bảo hộ quyền tác giả giống lúa, quản lý chất lượng hạt giống; thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống lúa.
Trong năm 2014, Cục Trồng trọt tổ chức đánh giá các nguồn siêu nguyên chủng khác nhau của các giống lúa chủ lực (Jasmine 85, IR50404, OM4900…) xác định nguồn giống chuẩn, đồng nhất để sử dụng toàn vùng ĐBSCL.
Tin cùng chủ đề: "Câu chuyện" Cánh đồng lớn của nông nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ ››
Lê Sơn (Lê Sơn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.