Chị Trịnh Thị Lê – Em dâu nạn nhân Lê Hồng Chung cho biết, khoảng 19h, ngày 21.9, ông Lê Hồng Chung (49 tuổi, tổ 67b, khu 5, phường Cao Xanh, TP.Hạ Long) có dấu hiệu nguy cấp, gia đình đã gọi điện tới Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu.
Sau 10 phút xe có mặt tại gia đình. Tuy nhiên, khi chuẩn bị đưa bệnh nhân Chung lên bệnh viện thì xe cứu thương không nổ máy được. Nghi xe bị hết xăng, gia đình đã lấy xe máy đưa lái xe ra cây xăng gần để đó mua xăng. Tuy nhiên, xe vẫn trục trặc, buộc phải gọi chiếc xe thứ 2.
Khoảng 10 phút sau, xe thứ 2 đến đưa bệnh nhân lên bệnh viện, nhưng bệnh nhân đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Sự việc xe chết máy hy hữu này đã gây ra bức xúc đối gia đình bệnh nhân. Cũng theo chị Lê, xe cấp cứu chết máy mang biển số 14D – 0115.
Y tá hành chính Trung tâm vận chuyển cấp cứu Quảng Ninh kiểm tra trang thiết bị và vật tư y tế trên xe cứu thương.
Theo lời kể của anh Nguyễn Đình Tuấn, người hàng xóm có mặt đầu tiên, khoảng 19h 21.9, anh sang nhà thấy anh Chung nằm bất động trên chiếu nghỉ dưới cầu thang, thở khò khè, miệng trào bọt mép. Hàng xóm đã gọi gọi xe cấp cứu giúp gia đình. Thể theo ý kiến gia đình, cơ quan chức năng vào cuộc khám nghiệm tử thi và các thủ tục liên quan. Đến khoảng 11h50 ngày 21.9 thi thể anh Chung đã được gia đình đưa về nhà mai táng.
Theo bác sỹ Phạm Văn Đễ - Phụ trách giám định pháp y tỉnh Quảng Ninh, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, bệnh nhân Chung bị xuất huyết não, phình và vỡ động mạch nhánh bên thùy não phải. Bác sỹ Đễ cũng cho rằng, với trường tổn thương nguy cấp này thường khó tránh khỏi tử vong.
Bác sỹ Trần Đình Sỹ - Giám đốc Trung tâm vận chuyển cấp cứu Quảng Ninh cho biết, sự việc xe cấp cứu chết máy khi đón bệnh nhân là sự việc hy hữu trong 8 năm Trung tâm được thành lập.
Bác sỹ Trần Đình Sỹ cũng cho hay, trước khi xe cứu thương tham gia vận vận hành cấp cứu, buổi sáng hằng ngày đều được y tá hành chính kiểm tra hành trình xe hôm trước để bổ sung nhiên liệu, trang thiết bị và vật tư y tế, thuốc men theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đối với bệnh nhân Lê Hoàng Trung (49 tuổi, phường Cao Xanh, TP. Hạ Long) thời điểm xe cấp cứu đến mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp không đo được, đau ngực nhiều, khó thở, tím tái… tình trạng bệnh rất nặng nên y sỹ Dương Thị Mỹ không chỉ định dùng thuốc mà áp dụng việc khai thông đường hô hấp bằng cách thở ô xi. Bác sỹ Sỹ khẳng đinh, việc sơ, cấp cứu ban đầu của y sỹ Dương Thị Mỹ như vậy là đúng quy trình cấp cứu của Trung tâm.
Đối với việc xe cứu thương không nổ máy máy khi chuẩn bị chuyển bệnh lên xe, lái xe Cù Văn Thân (35 tuổi) cho biết: Khi đón nạn nhân nhà trên dốc cao thì xe bất ngờ bị chết máy. Do nghĩ rằng, xe vận hành liên tục, hết công suất với nhiều người cùng lái trên một xe và đồng hồ báo nhiên liêu không hiển thị chỉ số xăng nên thời điểm đó nghĩ rằng, xe hết xăng nên nhờ mọi người mua xăng để đổ vào. Tuy nhiên, khi đổ xăng hệ thống điện trên xe cũng không khởi động được. Trước tình trạng này, lái xe đã gọi về trung tâm cấp cứu để điều xe khác đến. Theo hồ sơ từ xưởng sửa chữa ô tô Đức Chiến (phường Hồng Hà, TP. Hạ Long), chiếc xe cấp cứu biển số 14D-0115 bị ngập nước trong đợt mưa lũ lịch sử phải thay thế gần 20 thiết bị đã hư hỏng.
Trong ngày 22.9, bạn lãnh đạo Trung tâm vận chuyển cấp cứu tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành họp rút kinh nghiệm và kiểm điểm trách nhiệm ca cấp cứu chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.