Câu chuyện xung đột giữa xe ôm truyền thống và xe ôm GrabBike cũng giống như chuyện sửa xe đạp và sửa truyền hình “nghĩa địa” trước đây.
Trong làng xã, thời cả nước đi xe đạp, điểm sửa xe đạp đông như như hội, người chủ tiền đếm mỏi tay.
Thời cả nước xài ti vi “nghĩa địa” hay đúng hơn là ti vi second hand (đã qua sử dụng) từ Nhật về bằng những con tàu viễn dương thì người sửa ti vi sống xênh xang.
Nhưng khi xe máy thay thế xe đạp, truyền hình màu, truyền hình phẳng Việt Nam sản xuất tràn đồng thì cả hai ông sửa xe đạp và sửa truyền hình lăn đùng ra “chết”. Công nghệ làm cuộc sống thay đổi.
Việc lái xe ôm hành hung, đe dọa lái xe GrabBike không còn là lẻ tẻ mà xảy ra khắp nơi với mức độ bạo lực ngày càng tăng. Cánh xe ôm cho rằng họ “hành nghề lương thiện” và bị cướp trên tay chén cơm. Cũng vì mối mang ngày càng ít nên xe ôm cũng uýnh luôn xe ôm để giành khách là chuyện cơm bữa! Cái chết dần dần và không khỏi tránh khỏi của xe ôm cũng giống như cái chết của những tiệm sửa xe đạp trước đây, khi mà xe máy thay thế dần xe đạp,hay ti vi màu xịn thay thế ti vi “nghĩa địa”. Tương tự sau này nếu phương tiện giao thông công cộng phát triển thì các tiệm sửa xe máy cũng sẽ chết. Lợi ích cộng đồng sẽ đè bẹp lợi ích của các nhóm nhỏ hơn.
Lái xe GrabBike bị người xe ôm dọa đánh, chém. Ảnh cắt từ clip.
Những hành vi tranh cướp khách, lái xe ôm đánh xe GrabBer hoặc đánh lẫn nhau sẽ chẳng giải quyết được gì.
Clip những tài xế xe ôm truyền thống vây quanh, uy hiếp tài xế xe ôm Nguyễn Vi V. của hãng GrabBike được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt. Tài xế xe ôm tên Nguyễn Minh Hải (quê ở Đồng Tháp) lớn tiếng chỉ mặt anh V. chửi bới. Dư luận bất bình hơn khi giữa thanh thiên bạch nhật, anh V. đã nhịn, ông Hải vẫn chưa buông tha, chạy lại xe của mình lấy dao ra đòi “xử”. Đây không phải là lần đầu tiên tài xế xe ôm “kiểu mới” bị hành hung.
Ông V nói với truyền thông, chỉ vì chạy GrabBike ông đã bị cánh xe ôm đánh 4 lần trong năm. Nhiều đồng nghiệp của ông V cũng bị như vậy.
Người đàn ông được cho là đánh ông V trong clip cũng chẳng vui vẻ gì, chẳng được gì: “Tôi bị trả giá rồi. Tôi bị công an phường mời lên làm việc suốt buổi sáng 13.11, bị cấm hoạt động ở bến xe buýt này. Mấy ông anh chạy xe ôm cùng cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người xem clip xong, xuống trạm xe buýt này thì ngán, không dám đi xe ôm. Tôi khổ lắm rồi, tôi xin lỗi. Lúc đó, vì bức bách tiền bạc, không có khách mà thấy tài xế GrabBike đón mất khách quen nên tôi không kiềm chế được. Tôi không biết chữ nên không biết trên mạng viết những gì, có thể gỡ clip đó ra khỏi mạng được không, để chừa cho tôi con đường sống với?”.
Sử dụng điện thoại thông minh và dịch vụ vận chuyển công nghệ mới, vài năm nay, hàng chục ngàn người chạy xe ôm đã “lên đời”, thu hút nhiều hành khách, khiến người chạy xe ôm truyền thống bị cạnh tranh khốc liệt. Đã có hàng loạt vụ ẩu đả xảy ra, nạn nhân là những tài xế xe ôm “kiểu mới”.Nhưng xu thế khách hàng sử dụng GrabBike ngày càng nhiều hơn là không thể ngăn chặn hoặc làm khác được.Xu thế chọn GrabBike là vì những ưu điểm so với xe ôm truyền thống:- Đảm bảo an toàn cho khách và tài xế.- Giá công khai, tính chính xác và minh bạch. Khách không cần phải trả giá. Giá Grab nhờ thế mà rẻ hơn giá truyền thông vì tính minh bạch- Dịch vụ chuyên nghiệp, có thể trả bằng thẻ- Tiết kiệm thời gian và chi phí chờ đợi cho tài xế. Đây là cầu nối giữa khác và tài xế.Và cuối cùng là có vẻ như cánh xe GrabBike có bề ngoài lịch sự, dễ cảm tình và có cảm giác hơn một số ông xe ôm bặm trợn. Rất thông cảm cho những người lớn tuổi chạy xe ôm đã không đủ sức, điều kiện chuyển sang Grabike và cũng không biết tìm nghề nào khác để mưu sinh nhưng cuộc sống vẫn đi lên và thật sự khắc nghiệt gạt một số người ra bên lề nếu ta không đáp ứng, trở bộ kịp.Phát triển GrabBike để đảm bảo quyền lợi cộng đồng, ai nấy đều an toàn hay vì duy tình mà ủng hộ xe ôm truyền thống đầy rủi ro? Có vẻ như rồi đây, xe ôm phải “ôm” thêm cái điện thoại thông minh có dịch vụ vận chuyển nào đó mới tồn tại được.Không chỉ xe ôm và GrabBike, nhiều vấn đề tương tự sẽ tiếp tục xảy ra khi mà toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của công nghệ sẽ làm cuộc sống thay đổi không ngừng. Ngày vui hôm nay cũng có thể là chuyện buồn ngày mai cho bất kỳ ai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.