Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiêu thức xâm nhập Việt Nam của Temu tương tự như cách nó đã làm ở 70 quốc gia Temu đặt chân đến và đã thành công là tạo các bom tấn truyền thông kiểu bùng nổ, trong đó có scandal về đăng ký kinh doanh. Mở ồ ạt chiến dịch truyền thông, các chương trình tiếp thị liên kết (affiliate) chiết khấu không tưởng cho người tham gia và giảm giá đến 90% giá hàng hoá.
Chiến lược spam tải app, share link của Temu tương tự Shopee nhưng mức độ ồ ạt hơn. Họ cũng không ngại bỏ tiền quảng người dùng mới tải app của mình ở khắp các mặt trận từ Facebook, Youtube, Tiktok hay Zalo…
Nhưng thật khó chấp nhận khi Temu "hoạt động chui" - không đăng ký với cơ quan quản lý, không thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam, vẫn ngang nhiên bán hàng từ tháng 9/2024 đến nay.
Một sàn thương mại phủ sóng phủ 70 thị trường thế giới, có giá trị giao dịch năm 2023 đạt hơn 14 tỷ USD, năm 2024 dự kiến có thể lên đến hơn 20 tỷ USD, có lượt tải hơn 700 triệu lượt/tháng, vượt qua gã khổng lồ eBay tại Mỹ mà lại có thể "quên" đăng ký hoạt động tại Việt Nam?
Người ta đặt dấu hỏi: Temu có coi thường pháp luật Việt Nam không? Hay đây là trò quảng bá thương hiệu, marketing đầy mánh khoé? Chưa ai dám chắc điều gì, nhưng chúng ta có thể thấy "hiệu ứng ngược" của scandal mà Temu tạo ra mang lợi ích cho họ khi mạng xã hội, truyền thông… liên tục nhắc đến nó...
Hệ quả trước mắt, Temu có thể đối diện với án phạt vi phạm hành chính, bị tẩy chay thậm chí có thể bị chặn ở Việt Nam… Tuy nhiên, với bộ phận pháp lý của Temu, chắc chắn họ sẽ không để điều xấu nhất xảy ra ở Việt Nam. Nhưng nhìn vào phi vụ này, dường như họ được nhiều hơn mất.
Các nhà quản lý đang phải chạy theo để tìm cách ứng xử với bài toán Temu; các đối thủ cạnh tranh như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; các nhà sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các đại lý bán lẻ truyền thống và người tiêu dùng kỹ tính... cũng phải tìm lời giải gấp.
Sự phát triển của Temu giúp hàng hoá Trung Quốc thoải mái đi vào các nước khác, hàng giá rẻ tung hoành khắp toàn cầu, tạo áp lực cạnh tranh, thậm chí triệt tiêu các nền sản xuất nhỏ lẻ, những chuỗi liên kết lỏng lẻo và thị trường có bảo hộ kém cỏi.
Tuy vậy, với môi trường thương mại điện tử xuyên biên giới, sẽ rất khó để đưa ra những chính sách ưu việt tuyệt đối ngăn sàn này ngừng hoạt động.
Temu có thế mạnh là hàng giá rẻ! Nhưng cũng chính thế mạnh này lại là điểm yếu: Chạy theo giá rẻ và bão chiết khấu, khuyến mãi sâu khiến chất lượng hàng tại Temu không thể kiểm soát. Nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam từ chối nhận hàng, thậm chí ca thán về hàng dởm, kém chất lượng trên mạng…
Để tránh Việt Nam trở thành bãi rác hàng giá rẻ cho nước ngoài, sâu xa hơn là bị triệt tiêu khâu sản xuất, đòi hỏi Nhà nước phải nhanh chóng có những ứng phó kịp thời. Đối với Nhà nước, thay vì ngăn cấm các sàn thương mại điện tử tràn vào Việt Nam, cần sớm nghiên cứu và gỡ bỏ quy định "không thu thuế hàng hoá nhập khẩu qua biên giới bằng phương thức bưu điện có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng". Đây là quy định tại Công ước Kyoto mà Việt Nam tham gia, nhưng đến nay các thành viên gần như đều đã xoá bỏ.
Và nếu như không có giải pháp cụ thể, triệt để chặn các biến chứng mà Temu hay các sàn thương mại điện tử khác mang lại, việc nói nhiều cũng chẳng khác nào quảng bá thương hiệu đó ra công chúng, như Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan từng đánh giá trên nghị trường: "Chúng ta nhắc đến sàn này quá nhiều mà không có giải pháp sẽ không khác gì chúng ta quảng bá cho thương hiệu này phổ biến đến công chúng".
Hiện Indonesia đã ban hành lệnh cấm đối với Temu, các nước khác như Mỹ, EU, Thái Lan đánh thuế cao với hàng từ Temu vào thị trường. Còn Việt Nam ứng xử ra sao?
Trước cơn "cuồng phong" Temu, Bộ Công Thương vừa qua ra khuyến cáo tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Ngoài ra, trong động thái mới nhất, Bộ Công Thương tuyên bố sẽ có biện pháp mạnh tay, trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người tin việc cấm Temu chưa phải là biện pháp hữu hiệu!
Cấm Temu như Indonesia sẽ không hiệu quả đối với Việt Nam. Chúng ta có thể ngăn được 1 Temu, 1 Shein chứ không thể cản hàng trăm hàng nghìn sàn khác tựa Temu trong tương lai.
Hơn nữa, vai trò quản lý Nhà nước không phải ở dạng thức "chạy theo" và "đuổi bắt" mà phải ở trạng thái chủ động trở thành "người tạo cuộc chơi".
Thay vì đuổi bắt và trở nên "việt vị" trong chuỗi trò chơi trên sàn thương mại điện tử hiện đại mà ngay cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU cũng đang đau đầu tìm cách đối phó, chúng ta cần chủ động tạo luật chơi, chủ động phòng vệ từ sớm từ xa bằng cách thiết lập càng hàng rào phi thuế quan như kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật (TBT) để bảo vệ thị trường.
Tuy nhiên, thương mại điện tử hay sự có mặt của các sàn bán sản phẩm trên chợ điện tử là trào lưu, là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số không ai có thể cưỡng lại. Và thật khó có biện pháp nào hữu hiệu để khắc chế, cạnh tranh với hàng giá rẻ của Temu hay các sàn tương tự khác trên môi trường không gian số nếu doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chóng chuyển đổi và thích ứng với chuỗi phân phối mới.
Chúng ta cũng đã có những sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp trong nước như Tiki, Sendo, Nhật Tảo, Chợ Tốt… nhưng doanh thu và định danh của các sàn này chưa tốt. Sự đầu tư ít ỏi, hiệu ứng truyền thông kém, ít mánh khoé thương mại khiến cho các sàn này chưa đủ sức phát triển thành sàn thương mại có trọng số cao ở Việt Nam chứ chưa nói đến bước chân qua biên giới.
Các sàn này cũng chỉ là thương hiệu riêng của doanh nghiệp, liên kết rời rạc, chưa có ưu đãi đặc biệt để vượt tầm, khó có có hội cạnh tranh sòng phẳng, đấu lại với những cá mập như Shopee, Temu đã mạnh về tài chính còn lắm chiêu trò.
Với quy mô dân số đông 100 triệu người, Việt Nam đang là thị trường mơ ước của nhiều sàn thương mại thế giới. Trong một thế giới phẳng, nơi chỉ cần những cú click chuột sẽ mua được hàng, người ta khó có thể lật dở sản phẩm trước đi trả tiền, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị cao.
Chính vì vậy, trước khi được bảo hộ bởi các hàng rào pháp lý chặt chẽ, việc khách hàng chủ động trở thành những tiêu dùng thông thái, có những chọn lựa thông minh là điều kiện tiên quyết và quan trọng để tự bảo vệ mình trước những cơn bão hàng giá rẻ từ những sàn thương mại điện tử.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.