“Tương tự, nhưng đơn giản hơn”Thấm thoát đã tròn 40 năm kể từ ngày đầu xe tăng
T-72 được lực lượng vũ trang Liên xô đưa vào biên chế. Từ một biến thể của tăng T-64 trở thành loại tăng chủ lực của Liên xô, T-72 đã trải qua một chặng đường dài vinh quang.
Vào
nửa cuối thập niên 1960, các tăng T-64 bắt đầu được lực lượng xe tăng
Liên Xô tiếp nhận. Chiếc xe có vỏ thép phức hợp nhiều tầng, nòng pháo
trơn đường đạn cao với hệ thống tự động tải đạn và các đặc tính động lực
xuất sắc. T-64 là một trong những xe tăng chiến đấu đầu tiên trên thế
giới đã kết hợp hài hòa tính tự vệ và hỏa lực của tăng hạng nặng có khả
năng cơ động trung bình.
Cỗ máy bánh xích đã đặt
khuôn hình cho tất cả các xe tăng chiến đấu của Liên Xô và Nga, kể cả
đời xe T-90. Đặc thù của T-64 là kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ
so với các đối thủ phương Tây, quân số đội lái giảm xuống 3 người và bố
cục sắp xếp chặt chẽ.
T-64 là xe tăng mang tính cách
mạng, nhưng việc thực hiện sản xuất vấp phải những khó khăn lớn: động
cơ, khung gầm và loạt thành phần cũng như thiết bị thế hệ mới buộc nhiều
nhà máy tái triển khai, tái trang bị cơ sở. Điều đó kéo theo các chi
phí lớn và kéo dài thời gian. Do đấy, xuất hiện quyết định chế tạo cỗ
máy mới với chi phí thấp hơn.
Nguyên mẫu của sản phẩm
tiếp theo là "chủ thể 172M" được thai nghén tại văn phòng thiết kế chế
tạo tăng Ural. Đơn vị ngày nay tiếp tục giữ vai trò "đầu não" của ngành
sản xuất tăng ở Ural. Áp dụng một số yếu tố thiết kế đơn giản hóa, động
cơ hoàn thiện tối đa, tính năng chiến đấu của xe tăng mới hầu như không
thua kém T-64 nhưng cho phép quân đội khẩn trương tái trang bị tăng thế
hệ mới. T-72 xuất hiện từ đấy!
Vào cuối những năm
1970, T-72 trở thành nền tảng của lực lượng xe tăng Liên Xô trên biên
giới phía Tây, được tích cực xuất khẩu sang khối Hiệp ước Warszawa và
cac nước đồng minh của Liên Xô. Thậm chí, có loạt trường hợp chuyển giao
công nghệ sản xuất như ở Ba Lan, Nam Tư, Romania, Ấn Độ và các nước
khác.
Theo đánh giá nhận xét của các chiến sĩ lái
tăng, T-72 là cỗ máy tối ưu, kết hợp sự giản tiện và độ tin cậy, hiệu
suất cao và tiềm năng nâng cấp. Các phiên bản mới của T-72 có hệ thống
điều khiển hỏa lực được cải thiện, tính bảo vệ cơ động không hề thua kém
T-64 và sản phẩm kế tiếp là T-80.
Tuy nhiên, tính
chất kinh tế kế hoạch của Liên Xô đã không cho phép T-72 trở thành loại
tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của ngành công nghiệp cũng như quân đội.
T-64 tiếp tục được duy trì và chỉ ngừng sản xuất vào năm 1987, cũng như
T-80 bắt đầu xuất xưởng năm 1976 và dừng lại ở phiên bản T-80U hồi giữa
thập niên 1990.
Từ 72 đến 90 với hy vọng có ArmataSau
khi Liên Xô sụp đổ, Nga đứng trước sự lựa chọn, đất nước không đủ khả
năng duy trì sản xuất cả T-72 và T-80. T-90 với các công cụ cải tiến và
T-80UM kỳ vọng vai trò xe tăng chủ lực của quân đội Nga.
T-90
được ủng hộ cũng như T-72 cách đây 20 năm, nhờ thiết kế đơn giản và trị
giá tương đối thấp. Kết quả là T-90 được chọn đưa vào sản xuất đồng loạt, trang bị cho lực lượng vũ trang trong nước và xuất khẩu. Đơn đặt
hàng của Ấn Độ vào đầu những năm 2000 là phương tiện duy nhất hỗ trợ
sản xuất loại tăng này.
Những cải thiện không ngừng
ngày càng đẩy xa T-90 khỏi nguyên mẫu cơ bản. Trong khi đó điều kiện
kinh tế không cho phép đáp ứng nhu cầu cần thiết, T-72 vẫn là phương
tiện cơ động chính của quân đội Nga.
Tuy nhiên, sự
phát triển công nghệ và mở rộng kinh phí quân sự dần tạo cơ hội hiện đại
hóa và cải thiện hiệu suất chiến đấu của đội tăng T-72.
Hy
vọng được đặt vào tháp pháo mới thiết kế cho T-90AM (phiên bản xuất
khẩu là T-90SM). Cấu hình có khả năng lắp đặt trên T-90 các phiên bản
đầu cũng như trên T-72, đem lại cho T-72 chất lượng tăng thế hệ kế tiếp
với khả năng phát hiện đối phương cao, nâng cấp thông tin liên lạc và
điều khiển hỏa lực.
Khả năng tự vệ của xe tăng cũng
được chú trọng với tháp pháo mới và các tấm bảo vệ chi phí của tấm bảo
vệ động lực gắn trên thân xe thế hệ mới. Ở hình thức mới, T-72 sẽ tiếp
tục phục vụ cho tới khi quân đội được đáp ứng các xe tăng thế hệ mới. Đó
sẽ là xe tăng do các nhà thiết kế của Ural thực hiện trên nền tảng
chiến đấu Armata.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.